Du hành đến những nơi cách Trái Đất hàng nghìn dặm, hòa mình vào không gian tối đen của vũ trụ, liệu có bao giờ các phi hành gia tự thưởng cho mình một ly cocktail không? Câu trả lời là “không”,bởi vì trạm không gian vũ trụ là nơi cấm tất cả các loại chất lỏng có cồn. Bài viết sẽ giúp các bạn khám phá lý do vì sao xuất hiện quy định này.
Sự thật là thức uống có cồn có mối liên hệ mật thiết với du hành không gian. Để hiểu được điều này, chúng ta hãy xem xét điều gì sẽ xảy ra nếu các phi hành gia uống rượu.
Buzz Aldrin là phi hành gia thứ hai đặt chân lên mặt trăng, sau Neil Armstrong nhưng lại là người đầu tiên uống rượu trong vũ trụ.
Có người tin rằng uống rượu ở độ cao như các phi hành gia thì sẽ làm cho họ bị chóng mặt và gây nguy hiểm cho cơ thể. Nhưng niềm tin này có thể không chính xác.
Niềm tin này xuất phát từ một nghiên cứu của cơ quan hàng không liên bang Mỹ năm 1985 về tác hại của đồ uống có cồn đến hiệu suất bay.
17 phi công đã thử nghiệm bằng cách thử rượu vodka cả ở mặt đất và trong phòng ở độ cao 3.7km. Sau đó họ sẽ làm toán, theo dõi các thiết bị đo, và một số bài kiểm tra khác. Các nhà nghiên cứu đã theo dõi tác động của đồ uống có cồn đến hơi thở và hiệu suất của các phi công.
Uống rượu khi đang bay có thực sự ảnh hưởng đến công việc của phi công hay không? Giáo sư Dave Hanson của Đại học New York, người nghiên cứu về đồ uống có cồn hơn 40 năm qua cho rằng điều này không có thật. Ông nói: “Tôi không thể tưởng tượng nổi có điều gì ảnh hưởng cơ chứ?”
Ông nghĩ rằng say độ cao có thể dẫn đến hiểu lầm về ảnh hưởng của rượu và trạng thái bị nhiễm độc. Khi con người ở môi trường không trọng lực, họ có thể cảm giác như cơ thể mình đang bị nhiễm độc.
Nếu một người cảm thấy bị say khi ở trên máy bay nhanh hơn khi ở môi trường bình thường, rất có thể người đó đang gặp phải hiện tượng uống tưởng tượng. Đây là một hiện tượng đã được nghiên cứu nhiều năm. Nghiên cứu chỉ ra rằng người ta sẽ cảm giác mình say nhiều hơn nếu cứ không ngừng nghĩ rằng mình bị say. Đồng thời, khi uống rượu trên máy bay, điều người ta nghĩ sẽ trở thành sự thật và việc đó mới là yếu tố ảnh hưởng đến người uống.
Vì thế, giả thuyết cho rằng uống rượu sẽ ảnh hưởng đến người trên máy bay chưa phải là giả thuyết đúng.
Đồ uống có cồn bị cấm ở Trạm vũ trụ quốc tế ISS theo lời của Daniel G. Hout, phát ngôn viên của cơ quan vũ trụ hàng không Nasa. Ông nói: “Việc sử dụng đồ uống có cồn bị kiểm soát ở ISS do ảnh hưởng tiêu cực của nó tới các phi hành gia”.
Theo lý do này, phi hành gia ở trạm vụ trụ không gian không được phép sử dụng bất kỳ đồ uống có cồn nào, kể cả nước súc miệng, nước hoa và thuốc bôi da sau cạo râu. Chai bia bị quay trong môi trường không trọng lực cũng có thể làm hỏng thiết bị trên trạm không gian.
Thí nghiệm chứng minh rằng, rượu ảnh hưởng đến con người khi đang bay không thực sự là chuẩn xác.
Rượu bị cấm khi đang lái xe và với các phi hành gia – những người lái tàu vũ trụ trị giá 150 tỉ đô la (khoảng 3.390.000 tỉ đồng), yêu cầu cũng như vậy.
Năm 2007, Nasa đã cấm bay hai phi hành gia vì sử dụng lượng cồn quá mức cho phép. Một cuộc kiểm tra bởi cơ quan an toàn của Nasa đã không thể chứng minh được lời buộc tội nào. Phi hành gia bị cấm uống đồ uống có cồn 12 giờ trước khi bay để có thể giữ đầu óc tỉnh táo và minh mẫn chuẩn bị cho chuyến bay.
Tuy nhiên, nghiên cứu của FAA năm 1985 đã chỉ ra rằng rượu có ảnh hưởng rất nhỏ đến việc các phi hành gia ở độ cao mà họ làm việc. Nghiên cứu cho thấy ở bất kỳ độ cao nào thì máy đo hơi thở đều giống nhau, hiệu suất của các phi hành gia cũng không bị ảnh hưởng bởi rượu. Với những người có hiệu suất không tốt khi bay ở độ cao nào đó thì rượu không phải là nguyên nhân mà là độ cao làm cho phi hành gia có hiệu suất không tốt bằng dưới mặt đất. Nghiên cứu đã khẳng định việc các phi hành gia uống rượu ảnh hưởng rất nhỏ đến an toàn bay của chuyến du hành.
Ngoài rượu, bia cũng là đồ uống cần tránh trong không gian, bởi vì bọt bia có thể làm ảnh hưởng đến tiêu hóa của các phi hành gia trong môi trường không trọng lực.
Điều luật nghiêm ngặt không có nghĩa là người du hành không gian không thể động đến một giọt đồ uống có cồn nào. Có rất nhiều trải nghiệm của ISS liên quan đến rượu, nhưng không có thử nghiệm nào có thể thực sự chứng minh ảnh hưởng của rượu đến con người trong không gian.
Thư ký của Nasa, bà Stephanie Schierholz cho hay: “Chúng tôi nghiên cứu tất cả các cách con người thay đổi khi ở trong không gian đến tận mức phân tử”. Bà cũng nói thêm rằng: “Chương trình của chúng tôi đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho các phi hành gia, và họ cũng đã nghiên cứu đến việc cho phép các phi hành gia mang theo rượu vang”. Tuy nhiên điều này vẫn chưa được kiểm chứng một cách hoàn chỉnh ở môi trường không trọng lực.
Các phi hành gia ở trạm vũ trụ hàng không Mir của Nga được phép mang theo 1 chút rượu Cognac.
Điều ngạc nhiên nhất chính là đồ uống đầu tiên trên mặt trăng là rượu. Buzz Aldrin đã nói với phóng viên rằng ông đã nhấm nháp chút rượu trước khi khám phá mặt trăng với Neil Armstrong năm 1969.
Trong khi trạm vũ trụ không gian Mỹ cấm tuyệt đối rượu thì trạm vũ trụ Mir của Nga lại cho phép một lượng nhỏ rượu được mang theo vào không gian. Và chắc chắn họ sẽ đặt câu hỏi với ISS khi biết rượu bị cấm hoàn toàn.
Tuy vậy, đồ uống có cồn vẫn tìm được đường đến với ISS. Năm 2015, nhà sản xuất bia của Nhật Bản đã mang đồ uống của họ lên trạm vũ trụ, nó là một phần của thí nghiệm tìm hiểu ảnh hưởng của quá trình lên men trong môi trường không trọng lực. Nói cách khác trong môi trường không trọng lực, đồ uống có cồn có sự phát triển đặc biệt, làm cho vị của nó ngon hơn. Đây sẽ là một điểm rất đáng lưu ý với những nhà sản xuất đồ uống này trên mặt đất.
Thêm nữa, vài năm trước từ tháng 9 năm 2011 đến tháng 9 năm 2014, Nasa đã tài trợ một nghiên cứu về ảnh hưởng của môi trường không trọng lực với rượu whisky và gỗ đốt cây sồi đối với quá trình lên men. Sau 1000 ngày trong không gian, chất tannin trong rượu không bị thay đổi, nhưng môi trường không gian đã mang lại cho chất gỗ có hương vị đậm đà hơn.
Vào năm 1975, hai phi hành gia người Mỹ Tom Stafford và Deke Slayton đã giới thiệu ảnh họ đang cầm chai vodka trên Apollo/Soyuz.
Nasa đã khẳng định rằng, những khám phá họ tìm thấy không chỉ làm thay đổi ngành sản xuất rượu mà còn cả nền công nghiệp thực phẩm. Họ cũng nói thêm rằng các phân tích sâu hơn để tìm hiểu điều gì đã làm cho rượu trong không gian và trên mặt đất khác nhau là rất cần thiết.
Do đó, dù phi hành gia bị cấm mang rượu lên không gian, nhưng môi trường làm việc của họ có thể làm cho rượu ngon hơn khi mang nó trở về mặt đất.
Mỗi nhiệm vụ trên sao Hỏa có thể kéo dài hàng năm trời, nên việc mang theo chút rượu trong lúc giải lao là vấn đề rất đáng được xem xét.
Chiếc cốc của Aldrin khi trở về Trái đất.
Chuyên gia Hanson cho rằng có thể sự khác biệt trong văn hóa, tín ngưỡng, thói quen ăn uống dẫn đến quan niệm về rượu ở các nước là khác nhau.
Tuy nhiên, trong lúc chưa thể thay đổi gì, các phi hành gia Mỹ vẫn phải giải trí bằng cách ngắm nhìn không gian bao la vô tận của vũ trụ qua các ô cửa sổ.
Theo ĐKN