Tắm không đơn thuần chỉ là việc vệ sinh cơ thể. Nếu bạn biết cách, việc tắm rửa sẽ còn mang đến những lợi ích không ngờ cho sức khỏe.
-
1
Tắm buổi sáng giúp tăng tuần hoàn máu
Trước khi dùng bữa sáng, tắm sẽ giúp cơ thể bạn tăng tuần hoàn máu, loại bỏ những chất được chuyển hóa và bài tiết ra khi ngủ và lấy lại sự sảng khoái cần thiết. Tuy nhiên bạn nhớ đừng tắm nước quá lạnh rất dễ bị cảm. Nhiệt độ nước cần phải pha hơi nóng và thời gian tắm cần ngắn và nhanh.
Ngoài ra, trở về nhà sau một ngày dài làm việc mệt nhọc, tắm vào buổi tối là liệu pháp thư giãn tự nhiên và hiệu quả nhất giúp bạn quên đi những stress. Lúc này bạn có thể tắm trước hoặc sau bữa ăn đều được, nhưng tốt nhất là cách bữa ăn tối khoảng 2 tiếng đồng hồ. Thời gian tắm vào lúc này có thể kéo dài hơn.
-
2
Không nên tắm quá lâu
10 phút là thời gian thích hợp nếu bạn tắm dưới vòi hoa sen. Không nên tắm quá lâu hơn thời gian đó để tránh bị nhiễm lạnh do cơ thể bạn không được ngâm mình đều trong nước như khi tắm bồn.
Còn nếu bạn tắm trong bồn thì nên ngâm người trong bồn từ 3 – 5 phút, sau đó hãy bước ra ngoài vận động một vài động tác rồi lại tiếp tục ngâm mình trong bồn và chà xát da bằng sữa tắm hoặc xà phòng. Lặp lại từ 2 – 3 lần như vậy là cách để duy trì trạng thái cân bằng và sảng khoái nhất cho cơ thể.
-
3
Nên bắt đầu bằng nước ấm
Tắm nước lạnh vào buổi sáng giúp làn da của bạn săn chắc hơn, còn vào buổi tối thì hạn chế cơn buồn ngủ đến sớm. Tuy nhiên đừng vội vàng dội nước lạnh vào người mà lúc đầu hãy dùng nước có nhiệt độ ấm, sau đó mới dần dần hạ nhiệt độ nước xuống thấp hơn. Hãy để nước tiếp xúc với chân, tay trước rồi mới đến thân mình. 25-38 độ C là nhiệt độ lý tưởng để xoa dịu các cơn đau do chứng viêm khớp gây ra và xua đi những mệt mỏi bất thường.
Còn nếu tắm bằng nước nóng 38 – 40 độ C sẽ giúp bạn thư giãn cơ bắp, thải độc tố ra bên ngoài cơ thể và lấy lại sự bình tĩnh. Song nếu cơ thể mệt mỏi hay có vấn đề gì về tuần hoàn thì không nên ngâm mình quá 10 phút. Lưu ý là dù tắm ở nhiệt độ nào thì cũng nên bắt đầu bằng nước ấm, sau đó hãy tăng dần hoặc giảm dần nhiệt độ đến mức phù hợp.
Sau mỗi lần tắm, bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm dành cho da để giúp da cân bằng độ ẩm cần thiết mà vẫn mịn màng và thơm mát.
Ngoài ra, khi tắm bạn cần đặc biết chú ý đến 5 bộ phận gồm:
Ngực: Trong lúc tắm cần chú ý không dùng sức quá mạnh, không kéo đầu núm vú mà chỉ nên dùng một tay đỡ phía dưới, một tay nhẹ nhàng xoa bóp, làm sạch.
Cổ: Đây là nơi trên cơ thể dễ dàng ích tụ bụi bẩn nhất nên lúc tắm chúng ta thường sử dụng sức khá mạnh đề chà xát. Nhưng đây cũng là vị trí khá nhạy cảm và tập trung rất nhiều mạch máu, vì vậy chỉ nên dùng bụng ngón tay để xoa bóp. Động tác này vừa đảm bảo an toàn vừa đảm bảo vệ sinh.
Nách: Tuyến mồ hôi ở dưới nách tập trung khá nhiều. Tuy nhiên, lúc tắm chỉ nên dùng nước ấm vừa phải để từ từ làm sạch lớp mồ hôi và bụi bẩn dưới nách, rồi dùng tay xoa nhẹ để tăng lưu thông máu.
Vùng “tam giác mật”: Vùng này của phụ nữ khá nhạy cảm với môi trường ngoài, và rất dễ bị nhiễm bệnh nếu vệ sinh không đúng cách. Do vậy, khi làm sạch chỉ nên thật nhẹ nhàng.
Bàn chân: Bàn chân là nơi tích tụ nhiều da chết nhất và thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời cùng bụi bẩn trong không khí. Lúc tắm nếu massage được cho bàn chân là tốt nhất. Bạn có thể kết hợp dùng khăn tắm ngâm trong nước nóng rồi bọc quanh bàn chân trong 5 phút để vừa thư giãn các huyệt đạo vừa giúp làm mềm da.