Flare là hiện tượng xảy ra khi những tia sáng không được định hình đi qua ống kính và vào bề cảm biến máy ảnh. Thường thì dấu hiệu flare xuất hiện trong khung hình là những hình sáng đa giác có số cạnh tuỳ thuộc vào cấu tạo của hệ thống lá khẩu của ống kính. Hậu quả của hiện tượng này là làm suy giảm độ tương phản tổng thể của một khung ảnh, nếu bị nặng thì chi tiết ảnh bị thất thoát đáng kể.
Nhưng, trong một số tình huống, hiện tượng flare ở mức độ nhất định nào đó sẽ giúp bức ảnh tăng thêm sức hấp dẫn, ấn tượng. Vậy, hiểu về nó cũng là điều cần để tránh tổn hại cho bức ảnh và biết cách tận dụng nó khi cần để bức ảnh tốt hơn.
Flare từ mặt trời có thể giúp bạn thêm hiệu ứng hết sức đẹp mắt cho bức ảnh. Tuy nhiên để tạo hiệu ứng flare, bạn sẽ cần có kinh nghiệm và thủ thuật, dưới đây là các mẹo giúp bạn dễ dàng tạo hiệu ứng flare cho bức ảnh của mình.
THỬ NHIỀU KHẨU ĐỘ KHÁC NHAU
Đã bao giờ bạn để ý thấy Flare trong một số bức ảnh rất rõ nét nhưng một số cũng rất mờ. Đó là do người dùng sử dụng các khẩu độ khác nhau để chụp ảnh. Sử dụng một khẩu độ như F5.6, bạn sẽ thấy flare rất mờ trên bức ảnh nhưng với các khẩu độ lớn như F22, Flare thu được sẽ rõ nét hơn.
Sử dụng các khẩu độ khác nhau sẽ thu được các flare hoàn toàn khác nhau, bạn có thể vận dụng để sử dụng trong tùy trường hợp.
SỬ DỤNG CHẾ ĐỘ ƯU TIÊN KHẨU ĐỘ
Các đơn giản nhất để tạo hiệu ứng flare là bạn sử dụng chế độ ưu tiên khẩu độ (AV trên Canon và A trên Nikon). Theo cách này, bạn có thể điều chỉnh khẩu độ tùy ý, sau đó máy sẽ tự động chỉnh ISO và tốc độ màn chập giúp bạn.
CHỤP NGƯỢC SÁNG
Sử dụng một số vật như tòa nhà, cành cây,… để bạn tạo flare trong bức ảnh. Điều này sẽ cho phép bạn tạo ra những bức ảnh đầy nghệ thuật. Khi chụp, bạn nên di chuyển sang 2 phía xung quanh để tạo được flare theo ý của mình.
DI CHUYỂN XUNG QUANH VÀ CHỤP NHIỀU ẢNH
Khi chụp ảnh flare, bạn nên di chuyển và chụp ở nhiều góc máy khác nhau. Bạn nên thử di chuyển sang 2 bên, trái hoặc phải. Bởi khi góc chụp không chuẩn xác, chất lượng quang học kém sẽ khiến bức ảnh chỉ toàn một màu trắng. Điều quan trọng nhất là bạn cần chụp nhiều bức ảnh, bạn sẽ biết trường hợp nào nên sử dụng góc chụp nào sao cho phù hợp với bức ảnh của mình.
THỬ SỬ DỤNG MỘT SỐ FILTER
Khi bạn muốn tạo hiệu ứng với flare, dưới đây là một số loại filter hữu ích:
UV filter: Đây là loại filter giúp bạn bảo vệ cảm biến máy ảnh khỏi các tia cực tím khi chĩa thẳng ống kính về phía mặt trời. Thực tế đây là loại filter thường xuyên được sử dụng để bảo vệ ống kính do giá thành rẻ.
Filter phân cực: Loại filter này sẽ có tác dụng khác nhau khi bạn xoay. Mỗi góc khác nhau sẽ có tác dụng tăng màu sắc và giảm hiện tượng khúc xạ, từ đó màu sắc sẽ trong hơn so với khi không sử dụng. Đồng thời loại filter này cũng rất hữu ích khi bạn chụp ngược sáng để tạo flare.
Filter GND: Loại filter này sẽ chia làm 2 phần, phần bên trên sẽ tối hơn phần bên dưới và thường xuyên để phơi sáng, chụp phong cảnh mà không cần đến ghép ảnh. Loại filter này có thể giúp bạn chụp chân dung hiệu quả khi chụp ngược sáng mà phần bên trên không bị cháy.
Bạn có thể hiệu được sự hiệu quả trong hình bên trên, khi mà bức ảnh bên phải có màu sắc đẹp, rõ ràng hơn so với bên trái.
CHỤP TẠI NHIỀU THỜI ĐIỂM KHÁC NHAU TRONG NGÀY
Mặt trời trong ngày sẽ tạo một góc độ nhất định, có thể tạo màu sắc ấm, màu vàng, lạnh, trung tính,.. Mỗi thời điểm khác nhau, ánh sáng sẽ tạo màu sắc khác nhau. Mỗi thời điểm khác nhau, sẽ tạo ra màu sắc hoàn toàn khác nhau.
ĐƯA 1/2 MẶT TRỜI VÀO KHUNG HÌNH
Khi tạo flare, khi cường độ ánh sáng mạnh, bạn nên đưa 1/2 một trời ở góc trên khung hình, đây là mẹo mà các nhiếp ảnh gia rất hay làm để tạo hiệu ứng mờ ảo cho bức ảnh.
SỬ DỤNG CHÂN MÁY VÀ MỘT DÂY BẤM MỀM
Như đã đề cập ở bên trên, bạn sẽ thu được flare rõ rệt hơn khi chụp ở khẩu độ nhỏ hơn. Tuy nhiên chụp ở khẩu độ nhỏ cũng đồng nghĩa bạn sẽ cần mở tốc độ màn chập lâu hơn để chụp ảnh. Và khi tốc độ màn chập nhỏ, bạn sẽ cần phải sử dụng tới chân máy để có thể giữ cho bức ảnh được sắc nét.
Khi sử dụng chân máy, bạn nên sử dụng thêm một dây bấm mềm để mình hoàn toàn không chạm vào máy trong quá trình chụp. Điều này sẽ giúp bức ảnh trơ nên sắc nét.
SỬ DỤNG TẤM PHẢN QUANG
Tấm phản quang là thiết bị rất hay được sử dụng khi bạn muốn phản chiếu ánh sáng vào chủ thể. Một tấm phản quang thường xuyên được sử dụng khi chụp ngược sáng. Ánh sáng sẽ giúp khuôn mặt của mẫu sáng hơn, đồng thời tạo khối cho bức ảnh.
ĐẶT MẶT TRỜI NGOÀI KHUNG HÌNH
Khi đặt mặt trời bên trong khung hình, độ sắc nét của bức ảnh sẽ giảm. Vì vậy trong trường hợp bạn muốn bức ảnh của mình rõ nét, bạn có thể đưa mặt trời ra ngoài khung hình. Trong trường hợp này, ảnh sẽ xuất các vệt sáng thú vị tùy từng góc máy.