Ở Triều Tiên, bắt đầu từ năm 1989 người ta mới chính thức coi tết Nguyên Đán lễ hội chính thức của dân tộc còn những năm trước đó, tết dương lịch mới là ngày lễ cuối năm của quốc gia này.
Tuy nhiên sau 20 năm được thừa nhận thì tết âm lịch đã dần trở lại đúng với vị trí và vai trò của mình trong đời sống tinh thần văn hóa của người dân Bắc Triều Tiên.
Dịp năm mới ở Triều Tiên chỉ kéo dài trong khoảng 2 đến 3 ngày vì tư tưởng của người dân ở đây cho rằng kì nghỉ càng kéo dài thì con người sẽ càng lười biếng và hiệu quả công việc sẽ giảm sút. Vậy nên ở Bắc Triều Tiên không có kì nghỉ lễ nào dài quá 3 ngày.
Bánh gạo của người Triều Tiên |
Vào sớm mồng 1, học sinh sẽ đến thăm nhà thầy cô giáo thực hiện nghi lễ vái lạy sebae. Những người đàn ông cũng lần lượt tới chúc Tết các gia đình với một chai rượu trong túi và thực hiện nghi lễ sebae với các bậc bề trên. Tục lệ này xuất phát từ giữa những năm 90 của thế kỷ trước. Trước thời kỳ “Tháng ba đói nghèo” vào giữa những năm 90, chính phủ thường phát cho các gia đình khẩu phần năm mới gồm một chai rượu, dầu ăn, vài lạng thịt cho mỗi người và một ít bánh kẹo nhân dịp Tết Nguyên đán.
Trong thời buổi kinh tế khó khăn, một chai rượu phát chẩn được coi là khá nhiều. Trung bình chai rượu có dung tích 500 ml, tức là uống được khoảng 10 ly. Do đó một người đàn ông có thể ghé thăm 10 gia đình với một chai rượu như vậy. Ngay cả trong giai đoạn khó khăn, mỗi nhà cũng tích trữ một vài chai rượu cho dịp Tết.
Ở một số vùng miền, người ta kiêng kỵ để phụ nữ xông đất. Nếu sơ ý, những vị khách không được mong đợi này có thể nhận lấy sự khó chịu của gia chủ ngay khi họ mới bước ra khỏi. Trên thực tế, phụ nữ hiếm có thời gian đi thăm hàng xóm bởi công việc bếp núc luôn khiến họ bận tối mắt từ 30 Tết.
Người Triều Tiên không có tục lệ ăn canh bánh bao (hay còn gọi là bánh canh gạo) như người Hàn Quốc. Thay vào đó, họ thường dùng songpyeon, một loại bánh gạo có hình bán nguyệt, cùng với những món ăn khác chuẩn bị cho lễ cúng tổ tiên vào sớm mồng 1 (còn được gọi là jesa).
Mấy ngày tết, người Triều Tiên thường diện trang phục truyền thống mới may dành riêng cho dịp tết, đó là những bộ trang phục mang màu sắc riêng, được trang trí bằng 5 màu chính và được gọi là Sol-bim.
Sau nghi lễ chúc phúc năm mới, trẻ con ùa ra đường chơi cùng nhau, bé trai cùng nhau thả diều và chơi quay; các bé gái thì chơi bập bênh hoặc rủ nhau nhảy dây.
Người dân Triều Tiên không có nhiều nơi để đi chơi trong dịp Seol, họ thường chỉ đến nhà họ hàng, thầy cô, bạn bè hoặc đến đặt hoa ở tượng đài Kim Nhật Thành và chụp ảnh ở đó. Nhưng điều đáng chú ý là bạn sẽ không thấy những nam nữ đi cùng nhau. Luật lệ và định kiến ở Bắc Triều Tiên khiến nam nữ không dám đi chung hay hẹn hò nơi công cộng, những người yêu nhau hay những cặp vợ chồng còn không dám nắm tay nhau khi ở nơi đông người.
Trong những ngày năm mới, người dân Triều Tiên còn phải thể hiện sự kính trọng của mình với cựu lãnh tụ Kim Nhật Thành. Hàng năm, trong dịp Seol người dân sẽ đến thăm viếng tượng đài Kim Nhật Thành và đặt hoa dưới chân bức tượng và dần tạo thành một cảnh tượng đẹp.
Dịp năm mới ở Triều Tiên chỉ kéo dài trong khoảng 2 đến 3 ngày vì tư tưởng của người dân ở đây cho rằng kì nghỉ càng kéo dài thì con người sẽ càng lười biếng và hiệu quả công việc sẽ giảm sút. Vậy nên ở Bắc Triều Tiên không có kì nghỉ lễ nào dài quá 3 ngày.
Những đặc sản có một không hai của miền Tây
(Khám phá) – Những con đuông to tròn ngọ nguậy trong chén nước mắm hay rắn mối nằm chễm chệ trên chiếc đĩa ăn đôi khi sẽ làm bạn sợ sệt khi có ý định thưởng |
Nguồn: Thu Hà (t/h)/Theo Khỏe & Đẹp
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.