Ở tuần 32, thai nhi đã có sự phát triển “vượt bậc”, bé cưng không còn lớp da “nhăn nheo như bà già” nữa mà đã tròn trĩnh rất đáng yêu. Giờ thì mẹ hãy xem thai nhi tuần 33 phát triển như thế nào nhé!
Sự phát triển của thai nhi 33 tuần tuổi
Bước sang tuần 33, bé đã nặng hơn 1,8kg và dài tầm 43cm với kích cỡ của một quả dưa hấu. Bé ngày 1 tròn trĩnh hơn và khung xương đã cứng cáp hơn rất nhiều.
Phần xương trên hộp sọ của bé vẫn chưa vào đúng vị trí của nó mà vẫn có thể di chuyển linh hoạt để tạo điều kiện cho bé dễ dàng lọt qua đường sinh vào ngày mẹ trở dạ. Áp lực tác động lên đầu bé trong quá trình sinh nở lớn đến mức nhiều trẻ em sinh ra có thể chóp đầu nhọn. Cho đến khi bé lớn lên thì phần xương trên hộp sọ mới nằm đúng vị trí của nó. Những xương này giờ đây tiếp tục phát triển cùng với sự phát triển của não bộ và các mô khác trong cơ thể.
Thai nhi 33 tuần tuổi – cơ thể mẹ thay đổi những gì?
Những bước đi của mẹ mỗi ngày lại trở nên khó khăn hơn. Để có thể ngồi thoải mái, chưa nói đến tư thế ngủ, đã là cả một thách thức với mẹ rồi. Cơ thể luôn trong trạng thái mất thăng bằng khiến mẹ dễ dàng va chạm các đồ dùng khác trong nhà như ghế, bàn, lọ hoa…
Mẹ có thể thấy đau và đôi lúc là tê cứng ở đầu ngón tay, cổ tay và bàn tay vì những mô ở cổ tay có khả năng giữ nước, làm tăng áp lực lên các ống xương ở đây.
Những dây thần kinh chạy qua phần cơ thể này có thể bị bó chặt, gây cảm giác tê cứng, ngứa ran, đau nhói hay đau âm ỉ… Mẹ hãy thử đeo thanh nẹp để cố định cổ tay hoặc kê cao tay lên gối khi ngủ xem có bớt khó chịu không nhé. Nếu công việc đòi hỏi mẹ phải vận động tay thường xuyên (chẳng hạn như trên bàn phím hay trên dây chuyền lắp ráp) thì mẹ nhớ duỗi tay trong giờ giải lao để bớt mệt mỏi.
Nhiều bà bầu vẫn cảm thấy mình gợi cảm trong giai đoạn này và các ông chồng thì khẳng định sự quyến rũ của vợ mình. Dù cần điều chỉnh một chút nhưng với hầu hết các phụ nữ, việc quan hệ trong khi mang thai hoàn toàn có thể xảy ra cho đến khi vỡ ối hay quá trình chuyển dạ bắt đầu.
Bao lâu thì mẹ sẽ cảm thấy sự “quậy phá” của con một lần?
Thai nhi 33 tuần tuổi – gần đến lúc ra đời rồi nên cũng nghịch ngợm hơn rất nhiều. Mức độ di chuyển của bé cần thường xuyên và ổn định như giai đoạn trước. Mỗi đứa trẻ có một hình thức cử động riêng và không có cử động nào được coi là chuẩn mực cả. Miễn là cử động của con không quá khác biệt so với các lần trước, tức là con vẫn đang hoạt động rất bình thường.
Mẹ có cần thiết phải theo dõi từng cử động của con?
Nhiều bác sĩ khuyến khích rằng, sau tuần 28, mẹ nên theo dõi cử động của bé ít nhất một hoặc 2 lần một ngày. Có rất nhiều cách có thể giúp mẹ kiểm soát được sự chuyển động của bé trong cơ thể mình và mẹ nên gặp gỡ bác sĩ chuyên khoa để có thêm thông tin mẹ nhé. Dưới đây là một vài hướng dẫn:
– Chọn 1 thời điểm thích hợp trong ngày khi mẹ cho rằng con sẽ rất năng động trong khoảng thời gian đó.
– Ngồi yên hoặc nằm thư giãn và giữ tập trung hết mức mẹ nhé.
– Mẹ hãy đo đếm thời gian để bé có thể thực hiện được 10 cử động riêng biệt: đá, chuyển động,…
– Mẹ có thể sẽ cảm nhận được ít nhất 10 cử động trong vòng 2 giờ. Và đôi khi, mẹ nhận thấy mười cú đạp của bé ngay từ 10 phút đầu tiên. Nếu mẹ không thấy bất cứ một cử động nào của con trong vòng 2 giờ, hãy trao đổi ngay với bác sĩ về điều đó nhé.
Mẹ nên làm gì nếu chuyển động của con chậm lại và có chút thay đổi.
Hãy liên lạc ngay với bác sĩ chuyên khoa hoặc những người chăm sóc cho mẹ để được tư vấn nhé. Bởi sự ít hoạt động hơn của bé báo hiệu điều gì đó không bình thường sắp xảy ra.
Tuần này mẹ nên làm gì?
Hãy giặt quần áo cho con và toàn bộ giường, ga con nằm mẹ nhé. Nhớ chọn loại nước giặt ít gây kích da bé. Chuẩn bị đồ đạc sạch sẽ, thơm tho cho bé cưng là việc rất vui trong thời gian này đấy!