Quả thực thế giới vẫn còn rất nhiều kỳ quan tuyệt đẹp, chỉ đợi con người khám phá mà thôi.
Hawaii là một quần đảo núi lửa, nơi có những ngọn núi chưa khi nào ngủ yên cho đến tận ngày hôm nay. Ví dụ như núi lửa vĩ đại Kilauea trên đảo lớn Hawaii đã san phẳng rất nhiều căn nhà vào năm 2014 trong bể dung nham.
Tuy nhiên, cũng chính những dòng dung nham ấy – trải qua hàng trăm ngàn năm – có thể góp phần hình thành một trong những di sản đẹp bậc nhất do thiên nhiên tạo ra. Đó chính là các hang, hoặc ống dung nham (lava tube).
Bên trong một đường ống dung nham.
Có nhiều loại ống dung nham được hình thành qua thời gian, nhưng có những ống có thể rộng đến 15m, và dài tới hàng cây số.
Những hang động ấy có lẽ phải dùng đến từ “nghệ thuật” để mô tả vẻ đẹp của nó – những kiệt tác nghệ thuật của tự nhiên.
Nguồn gốc hình thành của các ống dung nham đến từ sự chênh lệch nhiệt độ. Khi các dòng dung nham tích tụ đủ dày, lớp dung nham bên ngoài nguội lạnh nhanh hơn, biến nó thành một lớp vỏ.
Nguồn gốc hình thành của các ống dung nham đến từ sự chênh lệch nhiệt độ.
Chính lớp vỏ ấy lại đóng vai trò một lớp cách nhiệt, khiến dung nham bên trong tiếp tục nóng chảy, dần dần tạo thành một đường ống. Khi dung nham chảy hết xuống biển, thứ còn sót lại chính là các ống dung nham chúng ta đang nhắc đến ở đây.
Khi lần mò dần theo hang động từ phía biển, có nghĩa chúng ta đang đi dần về phía khe nứt nơi dung nham thoát ra lần đầu tiên. Và quả thực, nếu như gọi đây là những hang động do loài rồng tạo ra, có lẽ nhiều người tin sái cổ.
Các nhũ đá trong hang dung nham có thể hình thành trong vài giờ đồng hồ.
Lần mò dọc theo chiều dài của đường ống, quả thực chúng giống như những hang động do… rồng đào nên.
Trong các hang động thông thường, bạn sẽ được thấy nhũ đá và măng đá (stalactite và stalagmite), 2 loại cần đến hàng thiên niên kỷ để hình thành. Nhưng các nhũ đá trong hang dung nham có thể hình thành trong vài giờ đồng hồ, chỉ cần các giọt dung nham đủ dày và đông cứng đủ nhanh là được.
Thi thoảng, bạn sẽ bắt gặp cả “ao dung nham” (tất nhiên đã nguội lạnh). Nó được hình thành khi một lượng lớn dung nham tập trung vào một điểm rồi co lại khi nguội đi.
Hình ảnh một cái “ao dung nham”.
Trên thế giới có khá nhiều hệ thống hang dung nham giống như tại Hawaii. Ví dụ như đảo Jeju của Hàn Quốc, với hệ thống ống dung nham Geomunoreum dài hơn 8km. Hang động ấy cũng rất tối, lạnh và ẩm ướt, nhưng không kém phần bí hiểm cho du khách khám phá.
Quả nhiên, thế giới vẫn còn rất nhiều khu vực đẹp và vô cùng bí ẩn. Quan trọng là bạn có đủ dũng cảm để khám phá nó hay không mà thôi.