Thay đổi khí hậu thử thách an ninh quốc gia

Hội đồng tình báo quốc gia (National Intelligence Council – NIC) vừa mới hoàn thành một bản đánh giá mới về vấn đề thay đổi khí hậu có thể đe dọa nền an ninh Hoa Kì như thế nào trong vòng 20 năm tới khi nó gây nhiều biến động chính trị, các phòng trào tị nạn lớn, khủng bố hay bất đồng về nguồn nước cũng như các nguồn tài nguyên khác giữa một số quốc gia.

Ủy ban tình báo thượng viện được trình báo tường tận vào thứ tư ngày 25 tháng 6 về các vấn đề chính.

Dù bản đánh giá được coi là tài liệu mật nhưng một vài phân tích được sử dụng làm tài liệu mở, trong đó có rất nhiều nghiên cứu do Trung tâm Mạng lưới thông tin và Khoa học trái đất (CIESIN) thuộc đại học Columbia thực hiện. Theo nhiệm vụ NIC đề ra, CIESIN phải xếp thứ bậc các quốc gia dựa trên 3 nguy cơ thời tiết: mực nước biển tăng, tình trạng khan hiếm nước tăng và khả năng bị tổn hại nói chung dựa trên biến đổi nhiệt độ được lên kế hoạch so với khả năng thích nghi của các quốc gia.

Phó giám đốc CIESIN Marc Levy đồng thời là đồng tác giả các nghiên cứu của CIESIN cho biết: “Chúng tôi có thể khoanh vùng các khu vực có biến đổi khí hậu cao dự đoán đồng thời cũng là các khu vực bất ổn trong lịch sử. Điều nay cho thấy khí hậu thay đổi có xu hướng làm trầm trọng thêm các nguy cơ chính trị”. Rất nhiều quốc gia chịu đựng nhiều hậu quả của khí hậu biến đổi cũng có tỉ lệ biến động lịch sử ít. Ví dụ, các đồng minh của Hoa Kì như Hà Lan đang phải đối mặt với những nguy cơ như mực nước biển tăng lên, bù lại họ có nền kinh tế và chính phủ mạnh do đó họ cũng không coi đây là nguy cơ lớn.

Tuy nhiên các nước khác phải chịu đựng nguy cơ bị tác động do biến đổi khí hậu dự đoán và tỉ lệ thích nghi thấp bắt nguồn từ năng lực của các cơ quan tổ chức địa phương cũng như lịch sử hay xảy ra biến động và các mối bất hòa. Những nguy cơ này có xu hướng tập trung tại các vùng phía nam kém phát triển về kinh tế. Các quốc gia có tình trạng nguy hiểm cao hơn trong danh sách của CIESIN có thể khớp hoặc không khớp với danh sách của NIC là Nam Phi, Nepan, Ma-rốc, Băng-la-đet, Tuy-ni-zi, Pa-ra-guay, Yêmen, Xu-đăng và Bờ Biển Ngà.

Lượng mưa không đều hay các hiện tượng liên quan đến nhiệt độ khác có thể góp phần gây nên các biến động nguy hiểm do mùa màng thất thu hay một số vấn đề tại các quốc gia. Nhóm quốc gia này bao gồm Xu-Đăng, Iran, Irắc, Cô-oet, Công-gô, Êtiôpia và Jooc-dan. (Ảnh: iStockphoto/ Tobias Helbig)

Dân số lớn nhất phải chung sống với nguy cơ mực nước biển tăng lên là ở Trung Quốc, Philippin, Ai Cập và Indonexia. Chỉ tính riêng Trung Quốc và Philippin đã có 64 triệu người sống ở vùng có độ cao thấp (cao hơn mực nước biển 1m). Tại Ai Cập – quốc gia nhận được hỗ trợ quân sự của Hoa Kì trong khoảng thời gian dài đồng thời là nước có xung đột nội bộ thường xuyên, 37% dân cư sống dưới mực nước biển 10m tại châu thổ sông Nin màu mỡ. Ở các quốc gia khác, lượng mưa không đều hay các hiện tượng liên quan đến nhiệt độ khác có thể góp phần gây nên các biến động nguy hiểm do mùa màng thất thu hay một số vấn đề khác. Nhóm quốc gia này bao gồm Xu-Đăng, Iran, Irắc, Cô-oet, Công-gô, Êtiôpia và Jooc-dan theo nghiên cứu của CIESIN.

Các vấn đề an ninh có liên quan đến khí hậu có thể gây ảnh hưởng lớn khi chúng gây ra “suy thoái đáng kể hoặc tạm thời đối với một trong số các yếu tố thuộc năng lực quốc gia (như địa chính trị, quân sự, kinh tế cũng như liên kết xã hội) do chúng ảnh hưởng gián tiếp đến lãnh thổ Hoa Kì, ảnh hưởng gián tiếp đến Hoa Kì thông qua các nước đồng minh lớn hay đối tác kinh tế quan trọng. Do ảnh hưởng toàn cầu của các vấn đề nói trên nên nó đang làm suy giảm tài nguyên của Hoa Kì” (Theo tài liệu tóm tắt của NIC do InsideDefense.com trích dẫn lần đầu tiên thực hiện đánh giá này). “Tình trạng căng thẳng về tài nguyên và cơ sở hạ tầng sẽ làm trầm trọng thêm áp lực nội bộ quốc gia đồng thời làm phát sinh xích mích giữa các địa phương trong quá trình cạnh tranh hoặc bất đồng về tài nguyên cũng như trách nhiệm di dân”.

Bản đánh giá do NIC thực hiện năm ngoái theo yêu cầu của Cơ quan tình báo Thượng viện thể hiện phần nào nhận thức của các cơ quan quân sự rằng vấn đề biến đổi khí hậu cần tính toán cẩn trọng. Một bản báo cáo năm 2007 do Trung tâm phân tích hải quân yêu cầu phải có đánh giá toàn diện về vấn đề. Luật bảo vệ quốc gia năm 2008 (National Defense Authorization Act) ủy thác cho Lầu năm góc “xác định khả năng đối phó của quân đội Hoa Kì với các hậu quả của biến đổi khí hậu”, đặc biệt là phải luôn luôn sẵn sàng trước bất cứ thảm họa tự nhiên nào do khí hậu khắc nghiệt gây ra. Theo InsideDefense.com, bộ trưởng Bộ quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates đã thông qua Chiến lược quốc phòng quốc gia chưa ban hành tập trung vào các vấn đề khí hậu và môi trường.

Richard Engle – chuyên viên tình báo quốc gia đảm trách khoa học và công nghệ thuộc Văn phòng giám đốc tình báo quốc gia – trong một bài phát biểu gần đây có đưa ra nhận xét về bản báo cáo như sau: “Chúng tôi muốn đạt được các chính sách khả thi cho cộng đồng chính sách. Do đó chúng tôi cần phải cụ thể”. Bản đánh giá ban đầu dự kiến được công bố rộng rãi nhưng lại được xếp vào nhóm tài liệu mật do lo ngại rằng nó sẽ làm trỗi dậy sự thù địch từ các chính phủ cách mạng (theo nguồn tin thân cận).

Thomas Fingar, chủ tịch NIC, sẽ công bố rộng rãi một vài phần bản báo cáo dài 58 trang với tiêu đề “National Security Implications of Global Climate Change Through 2030” (tạm dịch là “Biến đổi khí hậu toàn cầu ảnh hưởng tới an ninh quốc gia cho đến năm 2030”) trong phiên tòa ngày thứ 4. Kết quả quan trọng thể hiện quan điểm đồng tình của trên 16 cơ quan tình báo Hoa Kì.

Cùng với CIESIN, các nguồn tin khác đóng góp trong bản báo cáo bao gồm Chương trình biến đổi khí hậu Hoa Kì, Trung tâm Phân tích hải quân, Ban hội thẩm biến đổi khí hậu liên chính phủ, tập đoàn Rand và đại học bang Arizona.

Levy: “Các nhà hoạch định chính sách đặc biệt quan tâm tới việc tìm hiểu liệu biến đổi khí hậu có khiến các cuộc khủng hoảng như cuộc xung đột tại Darfur xảy ra thường xuyên hơn hay không, và liệu các viễn cảnh bạo lực khác có nảy sinh hay không. Khoa học nghiên cứu tác động của khí hậu không những mang đến cho chúng ta câu trả lời dứt khoát cho câu hỏi đặt ra mà ít nhất hiện chúng ta cũng nhìn nhận nó một cách nghiêm túc”.

Các tài liệu của CIESIN sẽ được công bố kể từ thứ 2, ngày 30 tháng 6.

 

Theo Trà Mi (ScienceDaily)