Theo FMI (Food Marketing Institute), trung bình một siêu thị ở Mỹ có khoảng 40.000 mặt hàng khác nhau. Ngành công nghiệp gần 600 tỷ USD này phụ thuộc chủ yếu vào người tiêu dùng, nhà phân phối, nhà sản xuất và … nhà thiết kế đồ hoạ.
Bao bì sản phẩm, như là một quy luật thiết yếu của thiết kế đồ họa, tự bản thân nó cũng là một ngành công nghiệp. Các cơ quan thiết kế đa quốc gia như Landor, CBA’a và Coley Porter Bell sử dụng hàng trăm designers tập trung gần như hoàn toàn vào việc tạo ra những thương hiệu mạnh thông qua việc thiết kế bao bì và xây dựng thương hiệu.
Thiết kế bao bì sản phẩm đòi hỏi nhiều điều hơn ngoài việc phải có gu thẩm mĩ tốt. Vậy, hãy cùng xem điều gì làm nên và điều gì phá hủy một thiết kế bao bì hoàn hảo.
1. Sự rõ ràng và đơn giản
Nếu như lần sau đến một siêu thị, bạn hãy thử chọn ngẫu nhiên một gian hàng và tìm kiếm một số sản phẩm. Hãy nhìn vào chúng và tự trả lời 2 câu hỏi hết sức đơn giản sau:
1) Sản phẩm này là gì?
2) Thương hiệu đằng sau nó là gì?
Lúc ấy bạn sẽ nhận ra, liệu có khó để tìm ra câu trả lời cho 2 câu hỏi trên trong chưa đầy 4s hay không. Đó cũng sẽ là thời gian trung bình mà người tiêu dùng dành ra cho bất kì một sản phẩm nào trên kệ.
Bạn sẽ tìm thấy các sản phẩm được liệt kê hàng chục lợi ích mà không hề có thương hiệu rõ ràng. Bạn cũng sẽ tìm thấy những sản phẩm trông tuyệt vời ở bên ngoài nhưng vẫn không thể hiểu được cái gì bên trong cái hộp đó. Bạn thậm chí có thể tìm thấy sản phẩm làm sạch trong một bao bì mà nhẽ ra thích hợp hơn cho nước trái cây trẻ em.
Mặc dù một số loại sản phẩm cho phép tạo ra một chút gì đó bí ẩn (ví dụ nước hoa và đồ xa xỉ), nhưng việc không xác định được sản phẩm về mặt nội dung, cách sử dụng hoặc nhận dạng thương hiệu là một thực tiễn khủng khiếp sẽ dẫn đến một thiết kế bao bì không hoạt động tốt trong các cửa hàng .
Vì vậy hãy nhớ nguyên tắc số một: hãy rõ ràng về sản phẩm, hãy rõ ràng về thương hiệu.
2. Trung thực
Với những người mới thiết kế bao bì, họ thường muốn mô tả sản phẩm một cách hoàn hảo nhất. Ví dụ như họ sẽ thiết kế một chiếc bánh thấm đẫm socola, nhưng thực tế thì nó chỉ là một chiếc bánh bích quy có rắc một chút bột cacao đơn giản. Hoặc, họ sẽ thiết kế những miếng trái cây mọng nước trong những hộp sữa chua, nhưng thực chất bạn chị đang mua một hộp sữa chua có vị hoa quả.
Bằng cách mô tả một sản phẩm tốt hơn 10 lần so với thực tế, bạn đang gây hiểu nhầm và cuối cùng gây thất vọng cho người tiêu dùng, điều này chỉ dẫn đến hiệu quả kinh doanh kém và hình ảnh thương hiệu không tốt.
Đây chính là vấn đề về tính trung thực. Người tiêu dùng chả có lí do gì để phản đối những mặt hàng đơn giản, rẻ tiền, miễn là họ biết mình đang mua thứ gì. Tất nhiên, họ trong chờ vào một điều gì đó tốt hơn thực tế, nhưng không phải là sản phẩm khác xa hoàn toàn so với thiết kế bao bì.
Là một designer, nhiệm vụ của bạn là đại diện cho sản phẩm một cách tốt nhất có thể nhưng hãy nhớ rằng người tiêu dùng – bao gồm cả bạn – xứng đáng được đối xử đúng.
3. Tính độc đáo
Tính độc đáo, đặc điểm và sự ghi nhớ là trọng tâm của thương hiệu lớn và dĩ nhiên là cả những thiết kế bao bì tuyệt vời.
Thật dễ hiểu tại sao – có hàng trăm sản phẩm trên mạng và tất cả đều cạnh tranh để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Cách duy nhất để đặt thương hiệu của bạn nổi bật là sự khác biệt, là tính xác thực.
Nếu bạn đang mắc kẹt với một thiết kế bao bì chung chung thì hãy thử áp dụng một phong cách thiết kế không phổ biến với “tiêu chuẩn thị giác” mạnh mẽ.
Ví dụ: nếu mọi người đều đi chụp ảnh sản phẩm, hãy sử dụng hình ảnh minh hoạ hoặc thiết kế type-based . Nếu tất cả mọi người đang sử dụng bố cục theo chiều ngang, hãy áp dụng lại theo chiều dọc. Nếu hầu hết các mẫu thiết kế đều mang tính hiện đại, hãy thử hướng tói một điều gì đó retro với trọng tâm về chất lượng.
Hãy đặc sắc, khác biệt và tìm kiếm các danh mục sản phẩm khác để tạo nguồn cảm hứng bất ngờ.
4. Ảnh hưởng với kệ hàng
Từ quan điểm của người mua sắm, một sản phẩm không bao giờ đứng một mình và không bao giờ nên quá chi tiết. Do khoảng cách nhìn từ kệ và thực tế là các sản phẩm được sắp xếp theo hàng và cột, tất cả những gì chúng ta thấy chỉ là những mẫu thực tế được tạo ra từ các sản phẩm khác nhau. Nếu như không phải là một sản phẩm có bao bì thực sự nổi bật thì chắc chắn chúng ta sẽ không đến gần hơn để xem sản phẩm đó.
Tính độc đáo và hấp dẫn của sản phẩm khi đặt trên giá sách được các nhà bán lẻ gọi là “ảnh hưởng với kệ hàng” và nó tạo ra sự khác biệt rất lớn trong việc bán sản phẩm.
Đây là một điều bạn hoàn toàn có thể thử nghiệm và khám phá. Bạn có thể thực hiện việc này bằng cách bắt chước vị trí của sản phẩm trên kệ thực và sắp xếp các sản phẩm khác bao quanh (để có kết quả tốt nhất, hãy sử dụng nhiều hàng và cột của mỗi sản phẩm). Càng đặc biệt thì nó càng dễ bán.
Lưu ý: bạn sẽ ngạc nhiên trước kết quả – bởi đôi khi thiết kế đẹp nhất sẽ đơn giản và trở nên “vô hình”, và những thiết kế đơn giản hơn lại “bật” trong môi trường này.
5. Khả năng mở rộng
Concept thiết kế bao bì sản phẩm nên dễ dàng áp dụng khi giới thiệu một dòng sản phẩm mở rộng mới (biến thể sản phẩm) hoặc một thương hiệu phụ.
Ví dụ: hãy tưởng tượng bạn đang tạo bao bì cho nhãn hiệu nước ép táo mới. Bạn và khách hàng của bạn lựa chọn một thiết kế nhất định có táo có vẻ thực sự tuyệt vời. Tuy nhiên, vài tháng sau, khách hàng quyết định tung ra một hương vị anh đào dưới cùng một tên thương hiệu.
Hãy hiểu rằng concept thiết kế ban đầu của bạn được tạo ra phụ thuộc rất nhiều vào hình ảnh quả táo, quả anh đào nếu được áp dụng ở đây sẽ không phù hợp một chút nào. Như vậy, về sau bạn sẽ có một vấn đề với khả năng mở rộng.
Để tránh điều này, bạn nên luôn luôn thiết kế bao bì sản phẩm với khả năng mở rộng của tương lai. Điều này có nghĩa là tạo ra một thiết kế có hệ thống trực quan cho phép dễ dàng thay đổi thông tin thị giác của sản phẩm hoặc các thông tin khác, do đó bạn có thể dễ dàng đạt được một sự biến hóa chó các sản phẩm cuối cùng.
6. Tính thực tế
Tính thực tế ở đây đề cấp đến hình dạng, kích thước và chức năng của hộp, gói bên ngoài chứa sản phẩm, chứ không chỉ là nhãn hiệu. Các sản phẩm thực tế hơn, doanh số bán hàng nhiều hơn – khi Heinz quay chai ketchup lộn ngược, doanh số bán hàng tăng vọt.
Tính thực tế là khía cạnh dễ bị bỏ quên nhất. Chỉ vì khách hàng luôn chọn những gì thường thấy mà bỏ qua cơ hội đổi mới.
Nhưng nếu bạn may mắn và có cơ hội thiết kế chai, hộp hoặc bao bì tiếp theo, hãy luôn nghĩ tói yếu tố thiết thực trước tiên – hoặc trong hầu hết các trường hợp, làm thế nào bạn có thể làm cho sản phẩm dễ dàng sử dụng, vận chuyển hoặc lưu trữ.
Kết luận
Thiết kế bao bì là một lĩnh vực thiết kế lớn và đòi hỏi phải luôn tìm kiếm những designers có thể mang lại cả tính độc đáo của sản phẩm và hiệu suất bán hàng. Bao bì là thông điệp cuối cùng mà người tiêu dùng thấy và là cơ hội cuối cùng để thuyết phục người tiêu dùng mua sản phẩm. Tính rõ ràng, trung thực, tính xác thực và các quy tắc khác được mô tả ở trên đóng vai trò quan trọng trong quá trình này nhưng đó không phải là những từ cuối cùng của đề tài này.