Thu được tín hiệu bí ẩn nghi của người ngoài hành tinh

Thu được tín hiệu bí ẩn nghi của người ngoài hành tinh

Các chuyên gia thiên văn học vừa thu được 5 tín hiệu bí ẩn từ sâu trong không gian, bên ngoài dải Ngân hà của chúng ta. Họ nghi ngờ chúng có thể được phát đi từ một nền văn minh ngoài Trái đất.

Thu được tín hiệu nghi ngờ là của người ngoài hành tinh

Cho tới nay, mới chỉ có khoảng 10 xung sóng vô tuyến kỳ lạ kiểu như vậy từng được thu nhận trước đó ở khắp nơi trên thế giới. Các tín hiệu bí ẩn mới nhất do kính viễn vọng vô tuyến Parkes ở Australia thu được, bao gồm một xung kép và 4 xung đơn.

Chuyên gia Emily Petroff thuộc Đại học Swinburne (Australia), người giúp phát hiện ra các xung vô tuyến mới, tuyên bố dạng tín hiệu lạ này có thể dẫn tới một khám phá quan trọng.

Thu được tín hiệu bí ẩn nghi của người ngoài hành tinh
Các vụ bùng nổ vô tuyến nhanh (FRB) là những bức xạ vô tuyến xuất hiện nhất thời và ngẫu nhiên.

Các vụ bùng nổ vô tuyến nhanh (FRB) là những bức xạ vô tuyến xuất hiện nhất thời và ngẫu nhiên, khiến chúng ta rất khó tìm kiếm cũng như nghiên cứu chúng. Bí ẩn về hiện tượng này bắt nguồn từ thực tế rằng, giới khoa học hiện vẫn chưa biết thứ gì có sản sinh ra các vụ bùng nổ ngắn và đột ngột đến như vậy. Điều đó dẫn đến vô số phỏng đoán về nó, từ kết quả va chạm của các ngôi sao cho tới các thông điệp nhân tạo của người ngoài hành tinh.

Các nhà khoa học tin rằng, những tín hiệu bí ẩn mới nhất phát đi từ nơi cách chúng ta tới hàng chục tỉ năm ánh sáng. Mỗi đợt bùng nổ vô tuyến cách nhau khoảng 2,4 mili giây (1 mili giây = 1/1.000 giây).

Khám phá được công bố trên tạp chí Monthly Notices of the Royal Astronomical Society này đang khiến các nhà thiên văn học vô cùng phấn khích vì nó “mô tả 2 thành phần rõ ràng”. Trong khi đó, nhiều mô hình được đề xuất trước đây nhằm lí giải FRB sử dụng một sự cố năng lượng cao đơn lẻ liên quan đến các vật thể nén chặt (chẳng hạn như các sản phẩm sáp nhập sao neutron) và do đó không thể đơn giản giải thích được FRB 2 thành phần.

FRB đầu tiên được các kính viễn vọng không gian phát hiện hay đúng hơn là “nghe thấy” vào năm 2007. Tuy nhiên, nó xảy ra trong thời gian ngắn và ngẫu nhiên tới mức phải mất nhiều năm sau đó, các nhà thiên văn học mới nhất trí rằng nó không phải là kết quả sự cố ở một trong các bộ phận của kính viễn vọng. Tín hiệu kéo dài chỉ 5 mili giây này được đặt tên là sự bùng nổ Lorimer, theo tên người khám phá ra nó – nhà nghiên cứu Duncan Lorimer.

Thu được tín hiệu bí ẩn nghi của người ngoài hành tinh
FRB đầu tiên được các kính viễn vọng không gian phát hiện hay đúng hơn là “nghe thấy” vào năm 2007.

Dù là FRB thứ 11 từng được phát hiện từ trước tới nay, nhưng các xung vô tuyến do kính thiên văn Parkes ở Australia thu được là FRB đầu tiên chứa xung kép từng được biết đến.

Phát hiện này được so sánh quan trọng ngang ngửa “tín hiệu Wow” mà Jerry Ehman “chộp” được năm 1977. Vụ bùng nổ vô tuyến do kính viễn vọng do kính thiên văn Big Ear của Đại học Ohio (Mỹ) nghe được cách đây 38 năm, sở hữu mọi dấu vết cho thấy nó đến từ một hành tinh xa xôi, nhưng từ đó đến nay, các nhà thiên văn học không phát hiện thêm bất kỳ tín hiệu nào như vậy.

 

Theo Vietnamnet