Chào các bạn, dạo gần đây chúng tôi nhận được khá nhiều Email từ đối tác tuyển dụng, họ nhờ chúng tôi giới thiệu thực tập, tuyển dụng nhân viên cho họ, tại thời điểm này rất mừng vì ngành thiết kế đang ngày càng được ưu chuộng và phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết, tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận được nhiều phản hồi tiêu cực từ các đối tác tuyển dụng, nhất là những đối tác ở thị trường nước ngoài, ngày hôm nay chúng tôi – DesignerVN sẽ dành thời gian để phân tích những lổi mà Newbie Designer hay mắc phải khiến nhà tuyển dụng không hài lòng và sẽ say bye với bạn.
Ở phần 1 chúng ta sẽ cùng xem qua những điểm yếu mà ai cũng mắc phải, trong đó có tôi. Phần 2 chúng tôi sẽ đề cập đến những ưu điểm mà những bạn thực tập có.
1. Ảo tưởng sức mạnh
Hầu hết các thực tập sinh có điểm số rất cao khi ngồi trên ghế nhà trường, bằng cấp thuộc diện khá, giỏi,… nên có phần “hơi” tự cao về thành tích của mình nhưng thực chất các bạn thậm chí còn chưa sử dụng thành thạo những công cụ căn bản mà chúng tôi cần, hoặc là sử dụng những thứ mà không mấy liên quan đến công việc của bạn.
Rất nhiều sinh viên mới làm việc mong muốn mức lương cơ bản của họ là 500$ nhưng năng suất làm việc của các bạn chỉ được khoảng 200-300$, các bạn biết đấy khi mới bắt đầu chúng ta không nên đặt quá cao mục tiêu và nên đi lên từ những bước chậm và chắc chắn.
2. Kỹ năng thực hành kém
Khi chúng tôi kiểm tra thao tác của rất nhiều sinh viên thực tập, họ thậm chí còn không biết đến những phím tắt cơ bản như phím tắt thêm text, resize,…
Và rất lâu để tìm các công cụ tinh chỉnh.
Ví dụ: Ở trường bạn học thiết kế một sản phẩm theo mẫu sẳn, dĩ nhiên bạn làm rất tốt với sự trợ giúp của giảng viên nhưng khi chúng tôi yêu cầu bạn tư duy và sáng tạo một sản phẩm thì bạn lại không làm được -> Không tốt chút nào, chúng tôi không cần lời nói, chúng tôi cần hành động.
Và chúng tôi nhận thấy rằng trong 5 nhân viên của họ có 3 người bằng cấp không cao hoặc thậm chí không có bằng cấp nhưng đôi khi lại làm việc tốt hơn những thạc sĩ, cử nhân.
3. Kỹ năng làm việc theo nhóm kém
Kỹ năng làm việc theo nhóm là việc cực kỳ quan trọng của mỗi Designer, vì đôi khi chúng ta phải cùng nhau hợp tác làm rất lâu mới có thể hoàn thành một dự án, không rõ các bạn có được đào tạo trên ghế nhà trường hay không nhưng đa phần các thực tập sinh đều không có hoặc yếu kém khi làm việc theo nhóm.
4. Môi trường đào tạo không tốt
Các doanh nghiệp nước ngoài nói rằng phải mất 2 năm để xoá bớt những gì sinh viên đã học. Sau đó, mất thêm 2 năm nữa để dạy những kỹ năng mà mình cần. Như vậy có nhiều trường đạo tạo quá chú trọng vào lý thuyết mà không tập trung rèn luyện kỹ năng cho sinh viên. Đây là một quá trình dài để cải cách lại cách giảng dạy.
5. Không biết mình đang làm gì
Rất nhiều bạn đang theo học chuyên ngành mình ưa thích nhưng lại không biết mình sẽ làm gì sau khi đi học, chưa ai định hướng được hướng đi của mình. Tình trạng này rất thường gặp ở sinh viên các trường đào tạo chuyên ngành CNTT.
Và một sự thật đáng buồn khi chúng tôi giao cho thực tập sinh chuyên ngành CNTT (Thiết kế website, lập trình web PHP) thiết kế một giao diện website trên nền Wordpress, anh ta thậm chí chưa biết mã nguồn Wordpress là gì và không thể cài được một giao diện có sẵn trong Wordpress. Như vậy khi đi học anh ta chưa từng sử dụng qua mã nguồn này, trong khi nó là một mã nguồn thông dụng và dể dùng nhất trên thế giới?
Phần kết:
- Để trở thành Designer cần một quá trình dài rèn luyện và học tập, kiến thức trên trường hoàn toàn chưa đủ.
- Bất kỳ ai cũng có thể trở thành Designer chỉ cần chúng ta có niềm đam mê, đầu óc sáng tạo và tình thần học hỏi.
- Không thụ động nên tìm hiểu nhiều cách thức làm việc để đạt hiệu quả.
Và chúng tôi rất hy vọng bạn sẽ tìm ra hướng đi hợp lý cho mình.