Tiêm phòng cho trẻ: Những lưu ý phụ huynh cần nhớ

Những lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ phụ huynh cần nhớ
Tiêm phòng cho trẻ cần lưu ý những điều cơ bản trước và sau tiêm. Phụ huynh cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để việc tiêm phòng của con không trở nên nguy hiểm. Dưới đây là những việc bố mẹ cần ghi nhớ:

Các phản ứng khó lường khi tiêm phòng cho trẻ 

Thông thường bé được tiêm phòng trong vòng 24 giờ sau khi sinh và cho đến khi bé được 18 tuổi, các mũi tiêm được quy định bởi Bộ Y tế. Vì cơ thể yếu ớt của bé dễ bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài nên khi tiêm một lượng vaccin vào cơ thể có thể sẽ xảy ra những phản ứng và biến chứng khó lường.
Theo các bác sĩ, thông thường sau khi tiêm phòng cho trẻ, phản ứng nhẹ tại chỗ thường gặp là sưng, nóng đỏ, đau chỗ tiêm. Ngoài ra, bé có thể bị phản ứng toàn thân như sốt, cảm giác khó chịu, bị kích thích,… Những phản ứng nặng có thể là bé khóc thét dai dẳng, sốt cao trên 40 độ C, co giật, tím tái, khó thở. Trường hợp nặng hơn là ngưng tim, ngưng thở…
Nhưng không vì thế mà bạn bỏ qua việc tiêm phòng cho trẻ. Vì các mũi vaccin có tăng cường khả năng đề kháng của cơ thể bé rất tốt. Do đó, khi đi tiêm phòng cho trẻ, bạn hãy nên tham khảo các điều sau để phòng ngừa những phản ứng có thể xảy ra:
Những lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ phụ huynh cần nhớ
– Khi đến tiêm phòng, bạn hãy cho bé ăn mặc đơn giản, tránh rườm rà và không nên ủ ấm nhiều lớp để giúp cho việc tiêm vaccin trở nên thuận lợi, dễ dàng.
– Không cho bé ăn hoặc bú quá no. Ngược lại, không nên để bé đói có thể dẫn tới kiệt sức, hạ đường huyết sau khi tiêm.
– Trước khi tiêm phòng cho trẻ cần đọc kỹ những hướng dẫn của Bộ Y tế. Nếu có những thắc mắc chưa hiểu, bạn có thể hỏi các nhân viên y tế
– Ngoài ra, bạn nên thông báo cho các y bác sĩ những tình trạng nguy hiểm mà bé đã từng gặp trước đây. Ví dụ như các chứng bệnh ở bé, hoặc bé thiếu cân, sinh non, dị ứng,… Khi đó, các nhân viên Y tế sẽ có những biện pháp phù hợp hoặc ngừng tiêm cho đến khi bé khỏe hẳn.
– Sau khi tiêm phòng cho trẻ, bạn hãy ở lại các cơ sở y tế khoảng 30 phút để theo dõi tình trạng sức khỏe của bé. Thông thường, nếu bé bị sốc hoặc có những tai biến khác thì sau khi tiêm từ 7 đến 10 phút là đã biểu hiện ra bên ngoài. Sau 30 phút bé không có triệu chứng bất thường nào bạn có thể đưa bé về nhà và chăm sóc.
– Khi về nhà, bạn hãy nên tiếp tục theo dõi tình trạng sức khỏe của bé. Sử dụng khăn để chườm mát vết tiêm cho bé. Bạn cũng nên chú ý cho bé uống nước lọc và bú sữa mẹ nhiều hơn. Nếu lúc này bé có biểu hiện bất thường nào hãy đưa bé đến ngay cơ sở y tế kiểm tra kịp thời.

Ngoài ra tiêm phòng cho trẻ cần lưu ý những điều sau:

Những lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ phụ huynh cần nhớ ảnh 1
– Với những bé có cơ địa dễ dị ứng hoặc tiền sử sốc phản vệ bạn hãy hỏi ý kiến từ các bác sĩ. Trong lần tiêm phòng tiếp theo, bạn cũng hay thông báo cho các chuyên gia y tế để họ đưa ra những phác đồ tiêm phòng hợp lý và an toàn cho bé.
– Vào thời điểm cần tiêm phòng, bé đang mắc bệnh hoặc có triệu chứng sốt thì cần hoãn tiêm để không ảnh hưởng tới sức khỏe của bé
– Ngoài ra khi bé có phản ứng trong lần tiêm phòng trước, bé bị các vấn đề về não, hệ miễn dịch hoặc đang phải dùng các loại thuốc để điều trị thì cũng hoãn tiêm để đảm bảo an toan cho bé.
– Khi tiêm phòng cho trẻ các cơ sở y tế, bạn cũng hãy đọc kỹ những hướng dẫn trước khi tiêm để chắc chắn rằng đã hiểu về những quy trình tiêm cho bé,…
(Theo MB)

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.