Tiết thu khắc nghiệt, chăm sao cho bé khỏi ốm?

Mùa thu đã đến rồi, nhiệt độ bắt đầu hạ xuống và lạnh hơn vào ban đêm, do đó việc chăm sóc hàng ngày cho trẻ sơ sinh gặp nhiều trở ngại hơn. Vì vậy, chăm sóc trẻ vào thời điểm này như thế nào cho đúng là điều vô cùng quan trọng.

1. Nhiệt độ phòng thích hợp

Nhiệt độ phòng nên được duy trì ở khoảng 24 độ C là thích hợp. Nếu nhiệt độ quá cao, thân nhiệt trẻ sơ sinh có thể sẽ tăng lên, dẫn đến sốt cao. Lúc này phải kịp thời cung cấp nước cho bé. Nếu nhiệt độ phòng dưới 20 độ C, có thể gây tắc mũi bé, nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến chứng “xơ cứng bì” (hai bên má bé hồng hào, nhưng sờ lên cảm thấy rất cứng). Nhiệt độ phòng quá thấp rất không tốt cho sức khỏe của trẻ sơ sinh, trong trường hợp này nên cố gắng làm tăng nhiệt độ trong nhà, đồng thời đặt một chai nước ấm bên ngoài chăn (hoặc túi ngủ) của bé, không nhất thiết phải để sát người bé để tránh bị bỏng.

2. Quần áo cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh mặc nhiều hơn 1 – 2 chiếc áo so với người lớn là thích hợp nhất, nên chọn loại vải tốt để có thể thấm hút mồ hôi. Cho bé mặc một chiếc áo trong, rồi đến một chiếc áo len mỏng là được. Đắp chăn (hoặc túi ngủ) cũng không nên quá chật và nên có độ thoáng phù hợp.

3. Giữ ấm bụng

Giữ ấm bụng chính là để bảo vệ dạ dày của bé. Khi khí lạnh trực tiếp tác động đến vùng rốn, bé sẽ đau bụng và từ đó làm gây tổn thương đến chức năng của dạ dày, làm cho dạ dày không hoạt động ổn định và bình thường được, ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ sữa mẹ, không thể đưa các chất dinh dưỡng đến các bộ phận của cơ thể một cách có hiệu quả. Ngoài ra, y học phương Đông cũng cho rằng, dạ dày và chức năng miễn dịch có liên quan với nhau, có tầm quan trọng đặc biệt đến phòng bệnh. Do đó, “giữ ấm bụng” là một phần quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh, khi ngủ vẫn đeo cho bé một chiếc yếm là một cách tốt để giữ ấm bụng.


Trẻ sơ sinh vốn non nớt nên việc bảo vệ sức khỏe của bé là vô cùng quan trọng.

4. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Bệnh nặng hay nhẹ đều không nhất thiết phải nhịn ăn, chỉ cần các bé có cảm giác thèm ăn thì hãy cho bé ăn. Giai đoạn cấp tính có thể giảm số lần cho con bú, rút ngắn thời gian mỗi lần cho bú, hoặc cho bé ăn theo chế độ dinh dưỡng được bác sĩ chỉ định. Nếu xảy ra tình trạng mất nước nghiêm trọng cần cho bé đến bệnh viện để được điều trị kịp thời. Sau khi dinh dưỡng của trẻ có biến chuyển tốt, dần dần có thể khôi phục chế độ ăn uống bình thường, nhưng lượng thức ăn thức uống phải từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc.

5. Không lạm dụng kháng sinh

Hiện tượng tiêu chảy vào mùa thu do một loại virus gây ra, kháng sinh sẽ không có hiệu quả mà ngược lại còn tiêu diệt các vi khuẩn đường ruột bình thường, gây rối loạn thực vật, tiêu chảy càng nặng hơn. Do đó, đừng nên tự tiện cho bé dùng thuốc mà hãy hỏi ý kiến bác sỹ.

6. Giữ sạch hậu môn

Sau mỗi lần em bé đi ngoài nên dùng nước ấm rửa sạch và cần phải thay tã kịp thời. Các đồ trẻ sử dụng nên rửa sạch và tiến hành khử trùng ngay để tránh lây nhiễm chéo.

7. Làm sạch làn da non nớt của bé

Đối với trẻ sơ sinh, nước là chất làm sạch tốt nhất, tự nhiên nhất và hiệu quả nhất. Mùa thu đông các bé ít vận động hơn so với mùa hè, mồ hôi và bã nhờn tiết ra cũng không nhiều, không nhất thiết phải làm sạch quá thường xuyên. Rửa mặt 1-2 lần mỗi ngày, nhiệt độ nước gần với nhiệt độ cơ thể để có hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý: Trẻ dưới 3 tháng tuổi, cơ thể vẫn còn các nội tiết tố từ người mẹ, tuyến bã nhờn vẫn còn tương đối mạnh mẽ; nội tiết tố trong cơ thể trẻ hơn 3 tháng suy giảm hơn, hoạt động tuyến bã nhờn và tuyến dầu cũng sụt giảm, rửa sạch quá sẽ làm mất lớp nhờn bảo vệ bên ngoài, làn da của bé sẽ rất dễ bị khô và ngứa hơn. Nhìn chung, để làm sạch làn da bé vào mùa thu đông một cách hiệu quả, nên chọn các sản phẩm chăm sóc da có chứa thành phần tự nhiên và được khuyên dùng cho trẻ sơ sinh.

Tuyết Trang
(Dịch
theo xiaowa)

logo smaill

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.