Sự thiếu rõ ràng về các vị trí và yêu cầu công việc đã dẫn tới một thực trạng rất khó phát triển về khả năng nghề nghiệp của mỗi cá nhân và lớn hơn là cả ngành công nghiệp Design tại Việt Nam. Qua những bài viết của mình, tôi hi vọng góp thêm một góc nhìn để mọi người có thêm một sự tham khảo. Bài viết này sẽ hơi dài, hãy kiên nhẫn!
Các vị trí trong quy trình UX:
1 . UX Research (User Experience Design)
UX Research giúp chúng ta xác định và chứng minh (hoặc bác bỏ) các giả định, tìm những điểm tương đồng trên các đối tượng khách hàng mục tiêu và nhận ra nhu cầu, mục tiêu của họ. Thông qua nhiều phương pháp collect information, user persona, survey, interview… UX research làm tăng sự hiểu biết của chúng ta về khách hàng, những người sẽ chứng minh rằng sản phẩm của chúng ta có giá trị không.
Quy trình tạo ra User Persona, một công cụ giúp chúng ta hiểu và xác định được vấn đề và mục tiêu của khách hàng
Công việc của UX research bắt đầu từ đầu quy trình UX, nhưng không kết thúc ngay tại đó. Họ thường xuyên phải kiểm tra tính khả dụng và A/B testing sau khi dự án đã khởi chạy để kiểm chứng các giả thuyết đã đặt ra, từ đó liên tục tìm ra được những nỗi đau và nhu cầu mới của người dùng để tăng cường trải nghiệm của họ.
Các sản phẩm bàn giao: Chân dung khách hàng, nỗi đau của họ, những điều khách hàng cần đạt được, A/B Testing
2. UX Design (User Experience Design)
Wikipedia viết ”User experience design (UXD, UED or XD) is the process of enhancing user satisfaction by improving the usability, accessibility, and pleasure provided in the interaction between the user and the product. User experience design encompasses traditional human–computer interaction (HCI) design, and extends it by addressing all aspects of a product or service as perceived by users.”
Vậy chúng ta có thể hiểu UX là một quá trình liên tục nhằm mục đích làm tăng sự hài lòng của người sử dụng bằng cách cải thiện tính khả dụng, khả năng tiếp cận, và sự thú vị khi người dùng sử dụng sản phẩm. UX design bao gồm thiết kế tương tác giữa con người và máy tính (HCI — hình thức thiết kế giao diện phần cứng của máy tính và các bộ điều khiển điện tử khác được định nghĩa lần đầu từ năm 1975) và mở rộng nó bằng cách giải quyết tất cả các khía cạnh của một sản phẩm hoặc dịch vụ theo nhận thức của người sử dụng.
UX Designer là người tạo ra tính Logic cho sản phẩm qua các hình thức wireframe, prototypes. Communication là một trong những kỹ năng quan trọng của UX designer. UX designer chủ yếu quan tâm đến cảm xúc của sản phẩm, nếu website hay app của bạn khó sử dụng, user có thể sẽ thất vọng và sử dụng một trang web/app khác. Nếu bạn tạo được một trải nghiệm tốt, user nhiều khả năng sẽ quay lại và kể cho bạn bè rằng web/app của bạn tuyệt vời tới mức nào.
Các sản phẩm bàn giao: Wireframes, Prototypes, Storyboards, Sitemap, Written specifications.
Công cụ sử dụng: Sketch, Axure, Mockplus, Fireworks, UXPin
03 .UI Design (User Interface Design)
UI Design là thiết kế giao diện của máy móc và phần mềm như là: máy tính, đồ gia dụng, điện thoại di động và các thiết bị điện tử khác. UI tập trung vào việc tối ưu khả năng sử dụng và trải nghiệm người dùng. Mục tiêu của UI là làm cho các tương tác của con người trở nên đơn giản và hiệu quả nhất có thể, giúp người dùng hoàn thành được mục tiêu công việc của mình (user-centered design).
Những yêu cầu cần đạt được khi làm thiết kế UI
Một UI tốt có thể cải thiện đáng kể năng suất và mang lại niềm vui cho người sử dụng. Tóm lại, UI giúp mọi thứ trở nên dễ sử dụng và một UI thú vị là UI thiết kế dành cho người dùng và lấy người dùng làm trung tâm.
Jesse James Garrett — tác giả đồng thời là nhà sáng lập của Adaptive Path (một đơn vị tư vấn về User Experience) cho rằng: xác định được giao diện người dùng là bắt đầu lựa chọn các elements phù hợp như là: Text, buttons, text fields, color coded lists… Nhằm mục tiêu giúp người dùng hoàn thành được công việc của mình và sắp xếp chúng trên màn hình theo cách dễ hiểu và dễ sử dụng. Mục tiêu là tạo UI đơn giản và hiệu quả nhất có thể.
Sản phẩm bàn giao: UI Style guide, UI Visual Design
Phần mềm sử dụng: Sketch, Figma, Invision, XD, Photoshop, Illustrator…
4 . IA Design (Information Architecture)
Information architecture (IA) liên quan tới cấu trúc của web/app và cách bố trí nội dung. Mục tiêu là để giúp người dùng tìm kiếm thông tin mình cần.
“In other words, information architecture is the creation of a structure for a website, application, or other project, that allows us to understand where we are as users, and where the information we want is in relation to our position. Information architecture results in the creation of site maps, hierarchies, categorizations, navigation, and metadata. When a content strategist begins separating content and dividing it into categories, she is practicing information architecture. When a designer sketches a top level menu to help users understand where they are on a site, he is also practicing information architecture” — UXbooth.com
Kết quả của IA là tạo được site maps, hierarchies, categorizations, navigation, và metadata. Khi một nhà chiến lược nội dung bắt đầu phân tích và nhóm nội dung thành các categories, thì họ đang làm công việc của một IA. Khi một designer phác thảo về Menu mà giúp được user hiểu rằng mình đang ở đâu trên website, thì họ đang làm công việc của một IA.
Phẩm chất của một IA:
01- Giàu trải nghiệm về các hệ thống thông tin phức tạp (websites, mobile apps, products, and system services)
02- Khả năng làm việc tốt với các tài liệu chi tiết, khả năng tim thấy sự khác biệt, những lổ hổng… trong các tài liệu và trang web phức tạp
03 — Phân tích các thông tin và tài nguyên sẵn có để đánh giá cấu trúc thông tin tối ưu
04- Khả năng giao tiếp cao (khả năng viết và nói), và khả năng thuyết trình hiệu quả.
05- Khả năng phân tích, làm việc trâu bò, sáng tạo, hiếu kỳ và luôn quan tâm tới mọi người và ý tưởng khác.
5. IxD Design (Interaction Design)
Định nghĩa về Interaction Design: “Interaction Design (IxD) defines the structure and behavior of interactive systems. Interaction Designers strive to create meaningful relationships between people and the products and services that they use, from computers to mobile devices to appliances and beyond. Our practices are evolving with the world.” — ixda.org (Hiệp hội đầu tiên về Interaction Design)
IxD xác định cấu trúc và hành vi của hệ thống tương tác. Các Interaction designer cố gắng tạo ra các mối quan hệ giá trị giữa con người với sản phẩm/dịch vụ mà họ đang sử dụng (từ máy tính tới thiết bị di động, đồ gia dụng và nhiều hơn vậy nữa)
Interaction designer là người mang tới các đối tượng chuyển động và tương tác cho website/app. Nếu bạn đã từng thấy những đoạn animation thú vị trên web hay trên app, điều khiến bạn có thể WOW thì đó là các sản phẩm của một Interaction Design
Đây là Job description của vị trí IxD designer tại Google:
“In an Interaction Designer role, you’ll tackle complex tasks and transform them into intuitive, accessible and easy-to-use designs for billions of people around the world-from the first-time user to the sophisticated expert. Achieving this goal requires collaboration with teams of Designers, Researchers, Engineers and Product Managers throughout the design process-from creating user flows and wireframes to building user interface mockups and prototypes. At each stage, you will anticipate what our users need, advocate for them and ensure that the final product surprises and delights them.”
Trong vai trò của một Interaction Designer, bạn sẽ phải giải quyết các nghiêm vụ phức tạp và biến chúng trở nên trực quan, thiết kế dễ tiếp cận và dễ sử dụng cho hàng tỷ người trên khắp thế giới từ người lần đầu sử dụng cho tới các chuyên gia. Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi khả năng làm việc ăn nhập với đội Designer, Researchers, Engineers và Product Managers trong suốt quá trình thiết kế, từ việc tạo luồng người dùng và wireframes để xây dựng UI và prototypes. Ở mỗi giai đoạn của dự án, bạn đều phải dự đoán những gì users cần, ủng hộ họ và chắc chắn rằng sản phẩm cuối cùng sẽ khiến họ ngạc nhiên và làm họ thích thú.
Tổng kết
Bài viết khá dài và tôi rất cám ơn nếu bạn vẫn đọc được tới đây. Điều cuối cùng tôi muốn nói là dẫu thế nào thì các vai trò trong quy trình UX cũng có sự giao thoa với nhau. Nhưng càng xác định được các vai trò rõ ràng, chúng ta sẽ càng xây dựng được quy trình làm việc chuyên nghiệp, trách nghiệm rõ ràng và một sản phẩm tốt hơn.