Tìm hiểu về giảo cổ lam và công dụng của giảo cổ lam

Tìm hiểu về giảo cổ lam và công dụng của giảo cổ lam

Từ xưa kia giảo cổ lam được sử dụng cho vua chúa để tăng sức khoẻ, kéo dài tuổi thọ và làm đẹp. Có thể nói giảo cổ lam là một loại thần dược mà người Trung Quốc đã từ lâu xem cây thuốc này như thuốc trường sinh. Tuy nhiên để có thể mang lại hiệu quả và an toàn khi sử dụng giảo cổ lam cần có liều lượng hợp lý theo sự hướng dẫn của thầy thuốc.

Giảo Cổ Lam (Thất diệp đảm, Ngũ diệp sâm) là cây thuốc nam có thân mảnh, leo nhờ tua cuốn đơn ở nách lá. Cụm hoa giảo cổ lam hình chuỳ mang nhiều hoa nhỏ màu trắng, các cánh hoa rời nhau xoè hình sao, bao phấn dính thành đĩa, bầu có 3 vòi nhụy. Khi quả khô hình cầu, đường kính 5 – 9 mm, khi chín màu đen.

Hiện nay, giảo cổ lam được phát hiện tại vùng núi Phan Xi Păng, Sapa (tỉnh Lào Cai) với tên gọi khoa học là Gynostemma Pentaphyllum. Qua nghiên cứu cho thấy, giảo cổ lam Việt Nam có chất lượng tương đương với giảo cổ lam Nhật Bản và Trung Quốc.

Tìm hiểu về giảo cổ lam và công dụng của giảo cổ lam

  • 1

    Công dụng của giảo cổ lam

    – Bình ổn huyết áp, chống kết tụ tiểu cầu, làm tan huyết khối, ngăn ngừa sơ vữa mạch, các tai biến về tim, mạch, não.

    – Chống lão hóa, giảm stress, giúp ăn ngon miệng, ngủ ngon giấc

    – Ngăn ngừa ung thư não, phổi, dạ dày, thận, vú, tử cung, da, tuyến tiền liệt, tuyến giáp

    – Giúp bệnh nhân sau phẫu thuật, chiếu tia xạ, truyền hóa chất ăn ngủ tốt, nhanh hồi phục sức lực.

    – Làm giảm đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường, giúp giảm các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra

    – Làm tăng miễn dịch của cơ thể, bảo vệ gan khỏi tác hại của hóa chất, rượu.

    – Chữa các trường hợp viêm phế quản mãn tính, mất ngủ, béo phì.

  • 2

    Cách sử dụng giảo cổ lam

    – Dùng 40 – 50gr/ ngày.

    –  Bỏ 40 – 50gr vào 1 lít nước nấu cạn lần một còn 250ml.

    – Uống trước khi ăn sáng khoảng 30 phút.

    – Sau đó, nấu lại lần hai khoảng 1,5 lít nước uống đun sôi để nguội hàng ngày.

    Lưu ý: Nếu thấy đắng khó uống thì phối hợp với cỏ ngọt sẽ dễ uống hơn mà không ảnh hưởng đến đường huyết

  • 3

    Những điều cần lưu ý khi sử dụng Giảo Cổ Lam

    Đối với khả năng điều tiết

    Theo kết quả khoa học, thành phần hóa học chính của nó là Flavonoid và Saponin. Theo nghiên cứu, chỉ số Saponin của giảo cổ lam nhiều gấp 3 – 4 lần so với nhân sâm. Vì vậy, nếu lạm dụng có thể xảy ra ngộ độc như nhân sâm, nhất là đối với những người lạm dụng liều dùng mà khả năng tự điều tiết bị suy giảm kết hợp cơ địa dễ bị kích ứng.

    Tìm hiểu về giảo cổ lam và công dụng của giảo cổ lam

    Đối với đường huyết

    Giảo cổ lam có tác dụng hạ và bình ổn đường huyết thông qua cơ chế thúc đẩy tiết Insulin và cơ chế làm tăng nhạy cảm của mô đích với insulin. Bởi lẽ đó, nếu như những người sử dụng với khả năng tự điều tiết của cơ thể bị suy yếu, kết hợp lạm dụng liều lượng có thể khiến tăng tiết insulin làm cho sự tiêu hủy đường quá mức cho phép dễ dẫn tới tình trạng hạ đường huyết đột ngột gây nguy hiểm cho sức khỏe

    Đối với huyết áp, tim mạch và Cholesterol

    Các thử nghiệm lâm sàng tại bệnh viện cho thấy, giảo cổ lam giúp hạ mỡ máu và huyết áp, hạ đường huyết, rất tốt cho tim mạch… Nhưng nếu việc sử dụng quá liều không được sự chỉ định của thầy thuốc rất có thể làm hạ hàm lượng Cholesterol toàn phần dẫn đến thiếu hụt Cholesterol

    Đối với ung thư

    Giảo cổ lam sử dụng trong trị liệu ung thư chỉ mang khả năng hỗ trợ phòng ngừa không như một số người nhầm tưởng là thuốc trị bệnh ung thư.

    Hi vọng những kinh nghiệm và chia sẻ về cây giảo cổ lam sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về loài cây quý này và có cách sử dụng đúng mực, hiệu quả, nâng cao sức khỏe của bản thân và gia đình.