Grid System (hệ thống lưới) là một thứ quan trọng trong thiết kế đồ họa. Những khóa học, video chia sẻ kĩ năng, etc… thường nhắc tới Grid System như một công cụ nhiệm màu, khó hiểu nhưng căn bản cho bất kì ai học graphic design. Và không cần phải nói, họ phải tô vẽ thêm rất nhiều thứ nhằm thu hút học sinh. Lâu dần, khái niệm đúng đắn về Grid System mất đi, thay vào đó là các câu chuyện thần thoại về việc vẽ những ô vuông để design chất hơn. Và trong nỗ lực tìm kiếm cách vẽ những ô vuông đó, designer một là trở nên ám ảnh về Grid System, ảo tưởng rằng mình đang nắm bí mật của vũ trụ, hai là biến thành một disbeliever, chối bỏ sự tồn tại của nó.
Grid System trong thiết kế poster
Trước tiên, hãy nhìn về lịch sử của Grid System và The New Graphic Design. Có thể nói, tất cả bắt đầu vào một ngày đẹp trời nọ ở Berlin, năm 1928, designer người Đức tên Jan Tschichold xuất bản cuốn sách “Die Neue Typographie” (The New Typography), lấy cảm hứng từ buổi trưng bày của Bauhaus về Russian Constructivism. Tschichold tin rằng, sự truyền thông hiệu quả (của graphic design) có thể được chuẩn hóa thành những quy luật typography và layout. Cuốn sách này cực kì có ảnh hưởng tới những designer thời sau, và là một trong những cuốn sách mang Swiss Design trở thành International Style. Chú ý rằng, vào thời kì này, thuật ngữ “grid system” vẫn chưa ra đời.
Jan Tschichold và cuốn Die Neue Typographie
Vài chục năm sau, một designer khác tên là Müller-Brockmann, một Swiss designer tài năng, được truyền cảm hứng từ “Die Neue Typographie”, đã đưa ra tư liệu về hợp lí hóa Grid System, đưa nó trở thành một quy luật để quản lí layout qua các cuốn sách: “Neue Grafik design journal” (1958–1965), “The Graphic Artist and His Design Problems” (1961), và “Grid Systems in Graphic Design” (1981). Chính những đầu sách về Grid System này của ông đã mang đến cho chúng ta thuật ngữ “Grid System” như chúng ta đang bàn ở đây.
Müller-Brockmann và cuốn Grid Systems
Vậy rút ra là gì? Thứ nhất là: Graphic Design tồn tại trước Grid System rất lâu, và như đã thấy, design trước grid system vẫn ổn. Vì vậy cái idea “designer trước tiên phải biết grid system, vậy mới là designer” là không đúng. Graphic Designer là graphic designer, không cái gì có thể thay đổi được điều đó, grid system, tỉ lệ vàng, quy tắc 1/3, bằng cấp,…
Xin trích lời của chính Müller-Brockmann trong cuốn “Grid Systems in Graphic Design” (1981): “The grid system places in the hands of the designer no more & no less than a serviceable instrument which makes it possible to create an interesting, contrasting & dynamic arrangement of pictures & text but which itself no guarantee of success”.
Tạm dịch: “Hệ thống lưới trong tay của designer không hơn không kém là một dụng cụ hữu ích làm cho việc sắp xếp ảnh & chữ trở nên thú vị hơn, nhưng nó bản chất không đảm bảo sự thành công”.
Câu trích của Müller-Brockmann về Grid System
Như vậy, Grid System không nhiệm màu như đa số chúng ta tưởng tượng, và grid system không phải là một thứ chắc chắn rằng ta có thể tạo nên một layout tốt. Cái designer cần ở đây, chính xác là sự sắp xếp, hàn gắn các yếu tố thị giác một cách có logic. Nó cũng như ta sắp xếp cái khăn, cái bút, chai nước, cuốn sách lên cái bàn, và ta biết không nên để chai nước gần cuốn sách (vì dễ ướt), không để cái khăn lau bàn lên chai nước (xấu), và không bỏ cuốn sách lên cây bút (khó tìm). Trong design, các mối quan hệ tương tự này (hình ảnh và chữ) thường không rõ ràng, vì vậy, grid system được tạo ra như một lớp keo dính, dính các yếu tố thị giác lại với nhau, tạo nên mối quan hệ giữa chúng. Tuy nhiên nên nhớ, cái tạo nên graphic designer, là trực giác, hay cảm quan về thiết kế (đọc thêm ở note: Design Anthropology: an introduction). Trích Mr.Brockmann trong “Grid Systems”:
“Even in the simpliest solutions, the designer needs a good sense of composition & a feeling for the rhythm sequence of picture & text.”
Tạm dịch: “Ngay cả với một giải pháp đơn giản nhất, designer cần một giác quan tốt về bố cục & cảm giác về trình tự nhịp điệu của hình ảnh và chữ.”
Tuy nhiên, nếu có ai hỏi Huy, có nên biết grid system không, thì Huy sẽ trả lời có. Vì sao, vì cho dù designer không cần grid system để thành designer, thì grid system làm cho mọi việc dễ dàng hơn rất nhiều. Grid system tiết chế design, và đồng thời cũng mở ra nhiều giải pháp mới cho layout. Trích Paul Rand (cũng là 1 legendary designer) trong cuốn “Paul Rand: Conversations with Students”:
“The idea of the grid is that it gives you a system of order and still gives you plenty of variety.”
“Cái quan niệm của grid là, nó cho ta một hệ thống trật tự và vẫn cho ta sự đa dạng.”
Grid system được tạo ra với 1 mindset để làm designer mới tiếp cận design. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi designer có thể design quá nhanh, với quá nhiều elements, thì vai trò “tiết chế design” của grid phát huy tác dụng tốt hơn bao giờ hết. Grid tuy không phải là 1 công cụ thần thánh, nhưng việc ủng hộ designer sử dụng grid, là ủng hộ sự ngay ngắn, logic, sáng tạo của graphic design industry. Đó chính là lí do Muller-Brockmann viết những cuốn sách về Grid System, và đó là lí do vì sao Swiss Design trở thành International Style.
Một sai lầm nữa về grid là “break the grid”. Có lẽ với sự ra đời của cuốn sách “Making and Breaking the Grid” (2003) đã làm thuật ngữ: “Break the Grid”, hay “phá grid” trở nên nổi bật hơn bao giờ hết. Đây là một cuốn sách hình hay cho ta thấy được hệ thống lưới đằng sau mỗi design, tuy nhiên theo Huy, cuốn này nhìn cũng để cho vui vì đây là một cuốn “nói nước đôi”, và Huy không ủng hộ việc tạo ra thuật ngữ “Break the Grid”. Vì sao? Vì thuật ngữ này quá dễ gây hiểu nhầm, gây nguy hiểm cho designer mới vào nghề. Theo Paul Rand, nói trong cuốn “Paul Rand: Conversations with Students”:
“Mục đích là phải ở trong grid, và làm nó một cách đúng đắn. Lí do mà mọi người muốn phá grid là họ không biết làm cái quái gì khi ở trong đó”.
Vì vậy cái idea “break the grid” thật sự không ngầu một chút nào. Nếu cứ break, rồi layout, rồi break, rồi layout, thì sẽ chẳng giải quyết được gì, quá trình này sẽ diễn ra liên tục không hồi kết. Cuối cùng thì, Grid chính là về Sự thống nhất (Unity) và Sự đa dạng (Variety) (Kroeger, 2008). Ta có thể hình dung dễ dàng như sau, hình tròn ở trong ô grid có thể có rất nhiều cách sắp đặt, nó có thể là hình 1, hình 2 , hoặc hình 3 – khi nó trở thành 1 ô vuông có màu, nhưng grid bản thân nó không thay đổi, chỉ có nội thất bên trong nó thay đổi, đó là thứ làm design trở nên sống động.
Hình tròn trong 1 grid field
Bài viết nên xem: