Thanh Long hay còn được gọi là Thương Long được coi là một trong Tứ Tượng của nền Thiên văn học đồ sộ của Trung Quốc. Đây được coi là một phần vô cùng quan trọng trong phong thủy, thuyết âm dương và triết học. Các chòm sao trong khoa chiêm tinh của nền Trung Hoa cổ đại với Tứ Tượng đó là đại diện cho các con thú thiêng hay còn gọi là linh vật đại diện cho bốn phương: phương bắc có Huyền Vũ, phương đông có Thanh Long, phương Tây có Bạch Hổ và phương Nam có Chu Tước. Trong đó, Thanh Long được coi là linh vật thiêng liêng nhất, với hình tượng rồng, màu xanh, màu của hành Mộc ở phương đông, tương ứng với mùa xuân trong 4 mùa trong năm. Chúng ta hãy cùng tranhtreotuong24h.com nơi chuyên gia tư vấn thi công các loại tranh canvas, tranh in gỗ, tranh 3d hàng đầu tại việt nam tìm hiểu về lịch sử cũng như cách sử dụng tranh này trong phong thủy sao cho phù hợp
I. Thanh Long trong thiên văn
Trong thiên văn học, Thanh Long chỉ cung gồm 7 chòm sao phương đông trong Nhị thập bát tú, đó là:
- Giác Mộc Giảo (sao Giác)
- Cang Kim Long (sao Cang)
- Đê Thổ Lạc (sao Đê)
- Phòng Nhật Thố (sao Phòng)
- Tâm Nguyệt Hồ (sao Tâm)
- Vĩ Hỏa Hổ (sao Vĩ)
- Cơ Thủy Báo (sao Cơ)
Trong đó Giác là hai sừng của rồng, Cang là cổ của rồng, Đê là móng chân trước của rồng, Phòng là bụng của rồng, Tâm là tim của rồng, Vĩ là đuôi của rồng, Cơ là móng chân sau của rồng. Bảy chòm sao này xuất hiện giữa trời tương ứng với mùa xuân.
Hai sao Phòng và Tâm là gần nhau nhất trong cung Thanh Long, có nhiều đặc điểm tương đồng về độ sáng, cấu tạo, chu kỳ,… nên thời được ví như hai chị em sinh đôi.
II. Thanh long trong phong thủy
Trong phong thủy, đại long mạch thì Thanh Long tương ứng với các dãy núi dài, hoặc dòng sông dài. Chẳng hạn với thành Thăng Long thì sông Hồng chảy ở phía Đông là thế Thanh Long. Đối với kinh thành Huế thì cồn Hến ở giữa sông Hương, ở về phía đông là Thanh Long.
III. Ý nghĩa của chòm sao Thanh Long
1. Thanh Long là một thiện tinh
Hành: Thủy
Loại: Thiên Tinh
Đặc Tính: Vui vẻ, may mắn về công danh, hôn nhân, giải trừ được bệnh tật, tai họa nhỏ
Phụ tinh: Sao thứ 3 trong 12 sao thuộc vòng sao Bác Sĩ theo thứ tự: Bác Sĩ, Lực Sĩ, Thanh Long, Tiểu Hao, Tướng Quân, Tấu Thư, Phi Liêm, Hỷ Thần, Bệnh Phù, Đại Hao, Phục Binh, Quan Phủ.
2. Ý Nghĩa Thanh Long Ở Cung Mệnh
Tướng Mạo: Sao Thanh Long ở Mệnh thì gương mặt tuấn tú, phương phi, cốt cách sang trọng.
Tính Tình:
– Vui vẻ, hòa nhã.
– Lợi ích cho việc cầu danh, thi cử.
– May mắn về hôn nhân.
– May mắn về sinh nở.
– Giải trừ được bệnh tật, tai họa nhỏ.
3. Ý Nghĩa Thanh Long Với Các Sao Khác
– Long, Kỵ ở Tứ Mộ: Thanh Long được ví như rồng xanh ẩn trong mây ngũ sắc, nghĩa là như rồng gặp mây, người gặp thời rực rỡ, có lợi cho phú quí, hôn nhân, sinh nở, thi cử.
– Thanh Long, Lưu Hà: Người gặp thời rực rỡ, có lợi cho phú quí, hôn nhân, sinh nở, thi cử (được ví như rồng xanh vùng vẫy trên sông lớn).
– Thanh Long, Bạch Hổ, Hoa Cái: Cách này gọi là Long Hổ Cái, cũng rực rỡ về tài quan.
– Thanh Long, Bạch Hổ, Hoa Cái, Phượng Các: Cách này gọi là Tứ Linh, cũng rực rỡ về công danh, tài lộc.
– Thanh Long, Quan Đới: Người gặp thời, đắc dụng.
– Thanh Long, Sát tinh: Mất hết uy lực, trở thành yểu và hèn nhát.
4. Ý Nghĩa Thanh Long Ở Các Cung
Sao Thanh Long rất đẹp nếu ở hai cung Thủy là Hợi, Tý, hoặc ở cung Thìn (Long cư Long vị) cũng rực rỡ như trường hợp Long Kỵ, Long Hà.
Ngoài ra, các cách tốt kể trên, nếu có tại cung Mệnh, Thân, Quan, Di, Tài hay Hạn đều đắc dụng, đắc lợi cho đương số.
Mặt khác, nếu Mệnh hay Quan giáp Long, giáp Mã thì cùng hiển đạt về công danh, chức vị.Theo cổ đồ thư thì người mệnh có thanh long thường hợp về võ nghiệp hoặc thương nghiệp( Lá số Tưởng Giới Thạch có Thanh long cư long vị phát về võ nghiệp, tất nhiên phải phối hợp với nhiều yếu tố khác nữa)
Sao Thanh Long hay Thương Long tuy nhỏ nhưng lại có bản chất mạnh mẽ, hùng dũng, cao thượng giống như bản chất của linh vật rồng xanh. Ngôi sao mang lại sự may mắn cho con người trong nhiều phương diện như công danh, hôn nhân, trong thi cử hay ngay cả trong đường con cái. Khi kết hợp với nhiều cát tinh ở các cung thuận, ngôi sao này sẽ lại càng tỏa sáng rực rỡ, ngày càng phát đạt và thành công cho cả phái nam và phái nữ
Ở Việt Nam rồng ở mỗi triều đại khác nhau, có thể xem rồng ở các đình chùa là phân biệt được. Đặc biệt là thời Lý và trần, tại các đền chùa còn có thể xem móng chân của rồng là biết thờ vua hay quan, quan lớn hay nhỏ.