Tìm ra vi khuẩn truyền nhiễm bệnh lâu đời nhất của loài người

Tìm ra vi khuẩn truyền nhiễm bệnh lâu đời nhất của loài người

Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học chỉ ra, vi khuẩn bệnh phong đã tồn tại 10 triệu năm trước…

Mới đây, các nhà khoa học từ ĐH Texas đã khẳng định, bệnh phong (tên thường gọi – bệnh hủi hay cùi) là nạn dịch bệnh truyền nhiễm xuất hiện sớm nhất của loài người, từ khoảng vài triệu năm trước.

Phong cùi là một căn bệnh nguy hiểm. Chúng tấn công tế bào da và dây thần kinh của người bệnh, gặm nhấm dần dần từng bộ phận cơ thể, đồng thời gây cảm giác ngứa ngáy và đau đớn vô cùng cho bệnh nhân.

Nếu người bệnh không được chữa trị sẽ dẫn tới tàn tật, thậm chí là tử vong. Hiện nay, hàng trăm nghìn người trên khắp hành tinh vẫn đang vật lộn chống chọi lại căn bệnh này.

Tìm ra vi khuẩn truyền nhiễm bệnh lâu đời nhất của loài người
Hơn 400 mẫu vật của vi khuẩn Mycobacterium leprae được phân tích cho thấy cấu tạo giống hệt nhau

Trước đây, giới y học vốn chỉ biết tới loại vi khuẩn Mycobacterium leprae là thủ phạm gây bệnh phong. Tuy nhiên, tới năm 2008, nhà nghiên cứu bệnh học Xiang-Yang Han đã tìm ra một loại vi khuẩn khác cũng gây nên nạn dịch này với tên gọi Mycobacterium lepromatosis.

Sau khi xét nghiệm 20 mẫu gene của cả hai loại vi khuẩn trên, nhóm nghiên cứu của ông đã phát hiện ra, hai loại vi khuẩn này đều có nguồn gốc từ cùng một loại vi khuẩn chuyên gây bệnh cho vượn nhân hình và loài người, tồn tại từ 10 triệu năm trước.

Trước khi phát hiện này được công bố, giới y học đều cho rằng loại vi khuẩn gốc kia đã trải qua quá trình tiến hóa khử dẫn tới sự suy giảm 40% cấu trúc hệ gene và tạo ra vi khuẩn gây bệnh phong.

Hơn 400 mẫu vật của vi khuẩn Mycobacterium leprae được phân tích cho thấy cấu tạo giống hệt nhau. Điều này cho thấy loài người đã mang loại vi khuẩn gây bệnh này từ châu Phi tới các vùng khác trên Trái đất vào khoảng 100.000 năm trước.

Tìm ra vi khuẩn truyền nhiễm bệnh lâu đời nhất của loài người

Thêm vào đó, vi khuẩn gây bệnh phong không có khả năng sinh sống ở môi trường ngoài con người. Chỉ trừ duy nhất một trường hợp hi hữu cách đây vài trăm năm, một con tatu hoang dã bị nghi đã nhiễm căn bệnh này do lây từ nhà thám hiểm Mỹ. Điều này có nghĩa là loại vi khuẩn này đã kí sinh trong cơ thể con người trong 100.000 năm.

Các chuyên gia mô tả hoạt động của loại vi khuẩn này như sau: các kí sinh trùng tấn công và loại bỏ những phân tử gây hại cho chúng trong cơ thể người, đồng thời chỉ giữ lại những thành phần bảo vệ, giúp chúng mạnh lên. Đó là lý do tại sao bệnh nhân phong cùi thường mất dần các bộ phận trên cơ thể.

Như vậy, bênh phong được coi là một hệ quả tất yếu của quá trình kí sinh lâu dài. Phát hiện này mở ra hướng nghiên cứu mới cho việc tìm hiểu cơ chế gây bệnh của rất nhiều loại bệnh truyền nhiễm khác.

 

Theo PLXH