Gấc là loại cây leo, phát triển tốt ở những vùng khí hậu nóng. Khi quả gấc có màu đỏ (đã chín) hái về treo gác bếp để dành, quả gấc sẽ teo nhỏ, để cả năm vẫn không bị hỏng.
Quả gấc có tên khoa học là momordica cochinchinensis, được mọi người hay dùng để nấu xôi – một món ăn truyền thống. Xôi gấc có màu đỏ tươi, thơm, ngọt dịu, dẻo, béo… rất ngon, mọi người thường dùng trong những dịp đặc biệt như cúng tổ tiên, hay lễ tết, hội hè. uy nhiên, khi ăn xôi, ta thường bỏ hai vị thuốc quý đó là màng bọc hạt gấc và nhân hạt gấc.
Màng bọc hạt gấc có chứa một vị thuốc quý là carotene (tiền sinh tố A), có tác dụng điều trị quáng gà, làm sáng mắt, giúp trẻ con mau lớn, người già thêm cứng cáp, giúp các vết thương mau liền sẹo… Viên dầu gấc đang có bán trên thị trường được chiết xuất từ màng bọc hạt gấc. Còn nhân hạt gấc là một vị thuốc rất quý có tác dụng làm tan các vết bầm do chấn thương, làm mau lành những nơi bị nhiễm khuẩn, cầm máu, làm vết thương mau lành…
Dưới đây là một số tác dụng của gấc tham khảo theo website Vườn thuốc nam và báo Sức khỏe đời sống:
1. Bổ sung Vitamin
Trong dầu gấc chứa khá nhiều hàm lượng Beta carotene. Là tiền sinh tố của Vitamin A. Chất này khi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A, loại vitamin tuyệt vời đối với mắt. Nếu teen hay thức khuya ôn bài, hoặc làm việc lâu trước máy vi tính, mỏi mắt, nhức mắt… nên bổ sung dầu gấc thường xuyên để có một thị lực tốt hơn.
2. Hạt gấc – loại thuốc dân gian
Thứ hạt đen xù xì, xấu xí mà teen nhà mình thường bỏ đi sau mỗi khi chế biến thức ăn. Cũng là loại thuốc dân gian vẫn thường dùng đó nhé! Nhân hạt gấc chứa chất dầu màu vàng, các chất dinh dưỡng như chất béo, đam, chất xơ, phosphtase…Thường dùng trị mụn nhọt, quai bị, sưng tấy, lở loét, tắc tia sữa…
3. Phòng chống ung thư
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, chất Lycopen trong cà chua có khả năng phòng chống ung thư, hạn chế sự phát triển các tế bào ung thư. Nhưng theo nghiên cứu của Đại học Califonia thì hàm lượng Lycopen trong Gấc còn cao gấp 70 lần.
Không chỉ vậy, gấc còn chứa nhiều các chất khác như Vitamin E, carotene…làm vô hiệu hóa 75% các chất gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt…Do đó, người Mỹ gọi gấc là loại quả đến từ thiên đường.
Mặc dù vậy, y học khuyến cáo mỗi ngày người lớn chỉ nên sử dụng 20-25 giọt dầu gấc và 5-10 giọt đối với trẻ em.
4. Tác dụng tốt với tim mạch
Dầu gấc có tác dụng làm giảm LDL cholesterol, làm bền thành mạch, chống xơ vữa động mạch, từ đó chống tai biến. Mang lại cho bạn hệ tuần hoàn khỏe mạnh, tốt cho tim, người bị mắc bệnh tiểu đường. Chống các bệnh tim mạch, góp phần chống tai biến, tăng cường tuổi thọ.
5. Nhuận tràng tốt cho tiêu hóa
Các món ăn “made by gấc” không chỉ ngon, đầy màu sắc mà còn nhuận tràng chống táo bón tốt cho hệ tiêu hóa. Với tiết trời se lạnh sẽ không gì tuyệt hơn một bát bò xốt vang, hoặc xôi gấc béo ngậy thơm ngon bạn nhỉ?
6. Nâng cao sức đề kháng cơ thể
Curcumin trong dầu gấc có khả năng loại bỏ các gốc tự do gây ung thư có trong thức ăn, nước uống hàng ngày. Đồng thời nâng cao sức đề kháng, thể lực. Bên cạnh tinh chất Curcumin được coi là quý giá còn có Beta Caroten chứa trong màng của quả gấc cũng có tác dụng chống ôxy hóa mạnh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Giúp cơ thể nâng cao hệ thống miễn dịch cơ thể.
Ngoài ra, những tác dụng của gấc như:
– Dầu gấc có tác dụng làm giảm LDL Cholesterol, làm bền thành mạch, chống xơ vữa động mạch, từ đó chống tai biến.
– Dầu gấc chứa lycopen thực vật nên có tác dụng chống lão hóa, phòng chữa sạm da, trứng cá, khô da, rụng tóc.
– Các món ăn có gấc làm vị “gia giảm” không chỉ ngon, đầy màu sắc mà còn nhuận tràng chống táo bón tốt cho hệ tiêu hóa.
– Curcumin trong dầu gấc có khả năng loại bỏ các gốc tự do gây ung thư có trong thức ăn, nước uống hàng ngày. Beta – carotene có chứa trong màng của quả gấc cũng có tác dụng chống ô xy hóa mạnh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Nguồn: Theo Giáo Dục Việt Nam
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.