Tinh tinh có thể đánh bại con người ở các trò chơi chiến thuật

Khoa học đã giải thích được vì sao con người thông minh hơn tinh tinh, nhưng khó có thể ngờ tinh tinh lại có thể đánh bại được con người trong các trò chơi đòi hỏi chiến thuật.

Theo một nghiên cứu mới, tinh tinh giỏi hơn con người ở các trò chơi lý luận và chiến thuật. Nghiên cứu này được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Linh trưởng, trường Đại học Kyoto tại Nhật Bản và tại Viện công nghệ California. Các nhà khoa học đã đi đến kết luận này sau khi kiểm tra khả năng phát triển những ý tưởng phức tạp ở tinh tinh.

Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng những trò chơi yêu cầu cần phải đưa ra chiến thuật tốt nhất để đối phó với sự cạnh tranh. Trò chơi này tương tự như trò đi dấu, được chơi bởi những con tinh tinh. Mục đích chính của trò chơi là thử thách tinh tinh đoán ra bước di chuyển tiếp theo của những “người chơi” khác. Các nhà nghiên cứu làm cho những đối thủ lưng kề lưng với nhau, vì vậy sẽ không có sự giao tiếp nào giữa chúng. Con tinh tinh nào chiến thắng sẽ giành được phẩn thưởng là một suất đồ ăn nhẹ.

Người dân địa phương và sinh viên đại học cũng thực hiện những bài kiểm tra tương tự. Một khoản tiền thưởng sẽ được trao cho con nào giành chiến thắng như một sự khích lệ. Các nhà khoa học không cho phép chúng nói chuyện với nhau trong các trò chơi Kiểm tra.

“Điều tốt đẹp về trò chơi lí luận được sử dụng trong nghiên cứu này là nó cho phép bạn tóm lược lại tất cả những tình huống cho đến bản chất chiến lược của chúng, ông Rahul Bhui đồng tác giả của nghiên cứu cho hay.

Một lý thuyết được gọi là Định lý cân bằng Nash đã được phát triển bởi nhà toán học John Forbes Nash, ám chỉ rằng dù bạn có chơi trò chơi này tốt đến đâu thì luôn có giới hạn về khả năng thể hiện tốt trong trò chơi này. Tinh tinh đã xoay sở để đến gần với số điểm tốt nhất có thể theo giả thuyết.

Các nhà khoa học đã công bố trên một bài báo cáo về nghiên cứu của họ: “Sự lựa chọn của tinh tinh gần với dự đoán khách quan hơn, phản ứng nhanh với thay đổi trong quá khứ và sự chi trả hơn 2 mẫu thử về sự lựa chọn của con người”.

 

Theo Mỹ Hòa (Delhidailynews)