Một nghiên cứu mới nói rằng không chỉ con người bị khủng hoảng tuổi trung niên: Tinh tinh và đười ươi cũng trải qua một “chỗ trũng” trong sự hạnh phúc vào khoảng giữa của cuộc đời chúng.
“Có thể những gì diễn ra trên bề mặt là khác nhau, nhưng dưới tất cả có một điều gì đó phổ biến ở cả loài người và hai loài vật nói trên đã dẫn tới điều này”, trưởng nhóm nghiên cứu Alexander Weiss, một nhà tâm lý học động vật linh trưởng tại trường Đại học Edinburgh ở Scotland nói.
Nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn những người chăm sóc lâu năm của hơn 500 con tinh tinh và đười ươi ở các vườn thú tại năm quốc gia để điền vào một bảng câu hỏi về hạnh phúc của mỗi con vật mà họ chăm sóc, bao gồm tâm trạng tổng thể, có bao nhiêu con vật có vẻ thích tương tác xã hội, và chúng đã đạt được mục tiêu thành công như thế nào.
Cuộc khảo sát thậm chí còn hỏi những người này tưởng tượng chính họ là những sinh vật đó và tỷ lệ họ muốn được hạnh phúc như thế nào.
Khi nhóm nghiên cứu của Weiss vẽ các kết quả trên đồ thị, họ nhìn thấy một đường cong quen thuộc, có đáy ở giữa cuộc sống của các loài động vật và tăng trở lại trong tuổi già. Nó cũng giống như hình chữ U đã xuất hiện trong một số nghiên cứu về tuổi tác và hạnh phúc của con người.
“Khi bạn nhìn vào các dữ liệu trên toàn thế giới, bạn sẽ thấy hình chữ U này”, Fellow Dan Buettner đến từ National Geographic, tác giả của cuốn sách “Finding Happiness the Blue Zones Way” nói.
“Nó khác nhau ở mỗi quốc gia, nhưng thường là vào khoảng giữa 45 đến 55 tuổi, ở độ tuổi này bạn chạm đáy của đường cong, và đường cong này tiếp tục đi lên cùng với tuổi tác. Bạn thấy những người già sống hàng trăm tuổi hạnh phúc hơn so với thanh thiếu niên”.
Các giả thuyết về kinh tế và xã hội có thể giải thích một phần đường cong hạnh phúc trong cuộc đời của con người: Có lẽ nó gắn liền với sự mong đợi điều chỉnh, từ bỏ sự hối tiếc, hoặc chỉ nhận được nhiều thứ hơn khi chúng ta già. Nhưng Weiss nghi ngờ có thể có một cái gì đó căn bản hơn đang xảy ra.
“Chúng tôi đang nói, lùi lại một bước và nhìn vào bức tranh lớn: Có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy có cơ sở tiến hóa cơ bản nằm dưới điều này không?”, Weiss cho biết, nghiên cứu đã được công bố 19/11 trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia (Proceedings of the National Academy of Sciences).
Mặc dù khuôn mẫu của một cuộc khủng hoảng tuổi trung niên nói chung là tiêu cực – cảm giác trầm cảm hoặc bất mãn với cuộc sống của một người và nơi mà nó bị chỉ huy, Weiss tin rằng sự buồn chán như vậy có thể có một mặt trên tiến hóa.
Tại giữa đời người, con người và khỉ không đuôi thường có quyền tiếp cận được nhiều tài nguyên hơn so với khi còn trẻ, điều này giúp đạt được các mục tiêu dễ dàng hơn. Cảm giác bất bình có thể là cách tự nhiên của động cơ thúc đẩy chúng ta “tấn công trong khi sắt nóng”, Weiss cho biết.
Theo Phạm Thị Bích Thu (Nationalgeographic)