Không phụ lòng mong đợi của khán giả yêu mến,“Cô dâu 8 tuổi” phần 4 tiếp tục ra mắt khán giả lúc 20h hàng ngày với nội dung nhiều kịch tính và hấp dẫn hơn.
Bên cạnh việc khai thác những góc độ tình cảm của đôi vợ chồng Anandi và Jagdish, “Cô dâu 8 tuổi” phần 4 còn mang một cách chân thật cuộc sống đầy bất hạnh của người phụ nữ Ấn Độ đến gần hơn với khán giả Việt Nam. Bên cạnh đó phục trang, phụ kiện của các diễn viên trong phim cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng, góp phần nói lên một phần đặc trưng về văn hóa của con người đất nước này.
Cùng tìm hiểu về những trang phục truyền thống, phụ kiện độc đáo của bộ phim bom tấn Ấn Độ này:
Sari (Saree) là trang phục truyền thống của người Ấn Độ dành cho phụ nữ ở mọi lứa tuổi. Nếu như Sari truyền thống được làm từ hai mảnh vải riêng lẻ, một mảnh quấn quanh người và một để quấn ngang eo rồi bắt chéo qua vai và buông rủ xuống mềm mại, thì trang phục Sari hiện đại chỉ có một mảnh vải dài từ 5-9 mét và rộng khoảng 1 mét, được trang trí với nhiều chi tiết ren, viền và đính đá cầu kỳ.
Cô dâu trong ngày cưới thường mặc Sari màu đỏ thêu chỉ vàng.
Nhẫn, mề đay đeo trán của người Ấn được thiết kế vô cùng tỉ mỉ và đính nhiều loại đá quý. Nhẫn của người Ấn được đính rất nhiều những viên đá nhỏ chạy xung quanh, chính giữa là viên đá lớn nhất màu đỏ. Người Ấn cho rằng, nhẫn đẹp phải được tạo hình như một bông hoa hướng dương.
Dhoti Kurta là trang phục truyền thống dành cho nam giới. Ngoài tấm áo dài truyền thống, nam giới phải dùng một mảnh vải dài gần 5m để quấn quanh hông và chân. Có nhiều cách quấn khăn tạo ra nhiều kiểu ống quần khác nhau.
Trong một số bộ trang phục cách tân người nam thường mặc áo thêu cổ trụ, một số người giàu sang còn đeo vòng cổ và bông tay.
Nguồn: Theo vnn
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.