Trẻ còi xương có xu hướng tăng vào mùa lạnh

Trẻ còi xương có xu hướng tăng vào mùa lạnh

Theo khảo sát thì có một xu hướng là số lượng trẻ bị còi xương thường tăng vào mùa lạnh.

Thường thì vào mùa lạnh tại miền Bắc ít ánh nắng, bởi vậy nên số lượng bệnh nhân đến khám về còi xương tăng đáng kể. Nguyên nhân là do vào ngày lạnh, không có nhiều ánh nắng mặt trời nên không có nhiều nguồn cung cấp vitamin D, đây là một trong những nguyên nhân khiến cho việc hấp thu canxi cho trẻ kém đi và khiến cho trẻ bị còi xương.

Khoảng 3 tháng trở lại đây thì các phòng khám dinh dưỡng, mỗi ngày trung bình tiếp nhận khoảng 60-80 trẻ, trong đó số trẻ suy dinh dưỡng kèm còi xương chiếm đến 50%, chủ yếu là các trẻ dưới 2 tuổi. Các bé được gia đình đưa đến phòng khám dinh dưỡng với các biểu hiện như quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, ra nhiều mồ hôi, tóc rụng thành hình một vành khăn sau gáy.

Ở một số bé khi được các bác sĩ khám với các biểu hiện như còi xương còn thể hiện rõ rệt hơn ở các biểu hiện là thóp rộng, bờ thóp mềm, có bướu đỉnh, bướu trán, chân cong chữ X, chữ O….

Với những trẻ bị còi xương thì nguyên nhân chính là do những trẻ này không được cung cấp đủ vitamin D, làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi và phốt pho trong cơ thể. Đặc biệt trong những ngày mùa đông, tuy có những hôm có một chút ánh nắng, thế nhưng nhiều bà mẹ nghĩ sợ con bị cảm lạnh khi ra ngoài nên không cho con phơi nắng. Bên cạnh đó thì có những gia đình cho con tắm nắng nhưng thời gian và diện tích phơi nắng đều không đủ. Lý do này là lý do chính khiến trẻ không hấp thụ đủ vitamin D dẫn đến còi xương”.

Như vậy là vào mùa đông xu hướng trẻ bị còi xương tăng mạnh là do trẻ bị thiếu ánh nắng mặt trời, trẻ không được tiếp xúc với vitamin D qua da và khiến trẻ bị kém ăn, kém hấp thu chất.

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.