Các nhà khoa học đang dự định thực hiện một kế hoạch đầy tham vọng – trồng rừng nhân tạo trên sa mạc.
Dự án mang tên Rừng Sahara sẽ trồng cây xanh trong một nhà kính mở có diện tích rộng 10.000m2 được xây dựng trên sa mạc ở Qatar. Công trình này sẽ sử dụng nước trên bề mặt và nước ngầm được bơm lên từ dưới sâu cách bề mặt 200m, để tưới cho cây, rau và tảo trên bề mặt.
Mô hình rừng nhân tạo trên sa mạc chuẩn bị được xây dựng ở Qatar
Hệ thống tưới nước có cơ chế hoạt động giống như của mũi lạc đà. Khi lạc đà thở ra hơi ẩm, mũi của nó ngay lập tức hút lại hơi ẩm và ngưng đọng thành nước. Mũi lạc đà cũng có khả năng ngưng đọng không khí ẩm vào buổi tối để giúp chúng không bị mất nhiều nước.
Các máy bơm sử dụng năng lượng mặt trời sẽ bơm nước tỏa khắp kết cấu bằng kính khổng lồ. Trong khi đó, một hệ thống sẽ làm lạnh và ngưng đọng hơi nước bốc lên từ bề mặt khi không khí trên sa mạc nóng lên. Hơi nước được ngưng đọng có giúp nhà kính luôn giữ được nhiệt độ lý tưởng để thực vật phát triển, đồng thời được sử dụng để tưới cho cây.
Hệ thống tưới nước có cơ chế hoạt động giống như của mũi lạc đà
Hiện tại, dự án đang trong thời gian chuẩn bị và sẽ bắt đầu đầu hoạt động vào tháng 7 tới. Khách du lịch có thể tham quan khu rừng nhân tạo trên sa mạc trong thời gian diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 18 (COP-18) ở Doha vào tháng 11/2012.
Theo Vietnamnet