Trung Quốc sẽ đưa 3 phi hành gia lên vũ trụ trong tháng này để kết nối với một mô-đun không gian thí nghiệm, bước đi cuối cùng tiến tới tham vọng xây dựng trạm vũ trụ của riêng mình.
Tàu vũ trụ Thần Châu-10 đã bước vào “giai đoạn đoạn chuẩn bị cuối cùng” cho vụ phóng vào giữa tháng này, Xinhua đưa tin, trích lời một người phát ngôn của chương trình vũ trụ có người lái của Trung Quốc.
Thần Châu-10 sẽ kết nối với phòng thí nghiệm không gian Thiên Cung-1, bước đi quan trọng trong mục tiêu xây dựng một trạm không gian đầy đủ có thể trở thành nơi cư trú các phi hành gia trong thời gian dài.
Tàu Thần Châu-9 được phóng lên hồi tháng 6/2012.
Các phi hành trên tàu sẽ “thực hiện một bài giảng cho một nhóm sinh viên thông qua video” khi ở quỹ đạo, sau vụ phóng từ một trung tâm ở tây bắc Trung Quốc, Xinhua cho biết thêm.
Các khả năng không gian của Trung Quốc vẫn còn thua xa Mỹ và Nga, nhưng Bắc Kinh có các kế hoạch nhiều tham vọng cho chương trình vũ trụ, trong đó có kế hoạch đưa người lên mặt trăng và xây dựng một trạm không gian vào năm 2020.
Trung Quốc lần đầu tiên đưa người lên vũ trụ vào năm 2003. Đến năm 2012, sứ mệnh của tàu Thần Châu-9 đã trở thành chuyến đi vũ trụ dài nhất trong lịch sử Trung Quốc. Sứ mệnh Thần Châu-9 cũng đưa nữ phi hành gia đầu tiên của Trung Quốc lên vũ trụ, bên cạnh 2 thành viên nam khác.
Bắc Kinh xem chương trình vũ trụ nhiều tỷ USD là biểu tượng cho vị thế toàn cầu đang lên, khả năng làm chủ kỹ thuật và thành công của đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc thay đổi vận mệnh của quốc gia từng nghèo xơ xác.
Cường quốc châu Á đang đẩy mạnh các hoạt động vũ trụ có người lái nhằm cạnh tranh với Mỹ, từ lâu vốn là nước dẫn đầu trong lĩnh vực này nhưng đã cắt giảm một số chương trình như cho “về hưu” phi đội tàu con thoi.
Theo Dân Trí