Tuần thứ 5 – Những biểu hiện thai nghén đầu tiên của mẹ “trỗi dậy”

Tuần thứ 5 - Những biểu hiện thai nghén đầu tiên của mẹ

>> Tuần thứ 4 – “ngôi nhà” êm ái của bé hình thành

Bé có gì thay đổi vào tuần thứ 5 này nhỉ?

Nằm sâu trong tử cung của mẹ, phôi thai đang phát triển với tốc độ nhanh chóng mặt. “Hạt anh túc” nhỏ bé của mẹ tuần trước giờ đây đã phát triển bằng kích thước của 1 hạt đậu nhưng vẫn chỉ như một chú nòng nọc con đáng yêu. Cơ thể bé đã chia thành 3 lớp – ngoại bì, trung bì và nội bì làm nền tảng cho sự phát triển các cơ quan trong cơ thể bé sau này.

Lớp ngoại bì trong giai đoạn này đã bắt đầu phát triển làm cơ sở cho não, tủy sống, dây thần kinh, xương sống, da, tóc, móng tay, vú, tuyến mồ hôi và men răng phát triển trong các giai đoạn sau.

Cùng lúc đó ở lớp trung bì, tim và hệ thống tuần hoàn đã bắt đầu phát triển (đặc biệt tim đã chia thành các khoang, đập và bơm máu để nuôi dưỡng cơ thể bé). Sụn, xương và các mô cũng phát triển từ lớp trung bì này.

Tuần thứ 5 - Những biểu hiện thai nghén đầu tiên của mẹ
Bé đã phát triển bằng kích thước của 1 hạt đậu nhưng vẫn chỉ như một chú nòng nọc con đáng yêu.

Ở nội bì, phổi, ruột và hệ thống tiết niệu thô, tuyến giáp, gan và tuyến tụy đã hình thành. Trong thời gian này, nhau thai và dây rốn đã sẵn sàng hoạt động để cung cấp chất dinh dưỡng cùng oxy cho cơ thể.

Cơ thể mẹ thay đổi ra sao?

Mẹ dường như đã nhận thấy một vài thay đổi khó chịu của thai nghén rồi. Nhiều bà mẹ cho biết họ cảm thấy nhức đầu vú, mệt mỏi, đi tiểu nhiều trong tuần thứ 5 này. Triệu chứng buồn nôn thường xuất hiện vào những tuần sau này nhưng cũng có 1 vài bà mẹ đã cảm cảm thấy buồn nôn ngay từ tuần này rồi.

Ngoại trừ việc ăn uống uể oải, những thay đổi mạnh mẽ bên trong cơ thể dường như chưa biểu hiện ra bên ngoài. Điều quan trọng nhất là các mẹ nên bỏ rượu vì chúng ta không thể lường trước được những ảnh hưởng của rượu đến sự phát triển của bé.

Tuần thứ 5 - Những biểu hiện thai nghén đầu tiên của mẹ  Clip: Hành trình kì diệu của bé trong bụng mẹ từ tuần 1 đến tuần 9

Mẹ cũng nên tập thể dục đều đặn hơn để tăng sức dẻo dai cho cơ thể, đồng thời, tập thể dục cũng phần nào quản lí được trọng lượng cơ thể mình. Một số phụ nữ nhận thấy rằng, việc tập thể dục thường xuyên là một giải pháp cực kì hiệu quả cho những cơn đau nhức, mệt mỏi khi mang thai. Hơn nữa, thể dục cũng giúp bạn phục hồi nhanh hơn sau khi sinh. Một vài hoạt động như đi bộ hay bơi lội là những gợi ý không thể bỏ qua.

Tuần thứ 5 - Những biểu hiện thai nghén đầu tiên của mẹ

>> Xem thêm: Sự thay đổi thú vị ở cơ thể mẹ bầu và bào thai qua từng tuần (P1)

Tuần này mẹ nên làm gì?

Ngoài những điều bố nên làm để chăm sóc bà xã mang thai, tuần này mẹ nên chủ động làm những việc sau đây:

•    Khám thai theo định kì: trong những lần khám tiền sản này, bạn sẽ được sàng lọc một số trường hợp dẫn đến biến chứng.

•    Bổ sung vitamin cần thiết: bạn nên bổ sung thêm lượng canxi, sắt, axit folic trong cơ thể nhưng đừng lạm dụng quá mức (axit folic đặc biệt giúp giảm nguy cơ phát triển các khuyết tật ống dây thần kinh – mẹ cần ít nhất 400mcg/ngày).

•    Tham khảo ý kiến bác sĩ về đơn thuốc bạn đang dùng để biết chắc rằng nó không gây hại đến cơ thể bé.

•    Ngừng hút thuốc: hút thuốc lá trong khi mang thai có thể tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, chết lưu hoặc biến chứng sứt môi sau khi sinh.

•    Bỏ rượu: chỉ một lượng nhỏ rượu cũng có thể dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực trong việc phát triển trí tuệ sau này của trẻ.

•    Giữ an toàn trong công việc: nếu bạn đang thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, kim loại nặng, tác nhân sinh học hoặc bức xạ, bạn nên thay đổi công việc càng sớm càng tốt.

•    Nói chuyện với bác sĩ về những thói quen hàng ngày của bạn để nhận được những lời khuyên tốt nhất. Đặc biệt, bạn nên tìm hiểu về các bệnh di truyền trong gia đình để có thể đề phòng biến chứng di truyền khi sinh con.

Minh Phương (BBC)

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.