>> Tuần thứ 6 – Trái tim bé nhỏ của con yêu bơm máu đi khắp cơ thể
Bé con đang lớn lên mỗi ngày
Tin vui cho mẹ là tuần thứ 7 này tay và chân bé đã bắt đầu phát triển rõ rệt mặc dù trông bề ngoài bé vẫn chỉ như những “mái chèo” nhỏ. Bé lúc này là một bào thai nhỏ với cái đuôi tí hon. Cái đuôi đó sẽ biến mất ngay trong một vài tuần tới. Tuần này, bé đã lớn gấp đôi so với kích cỡ của tuần trước.
Nếu mẹ có thể chứng kiến cuộc sống của con trong bụng giai đoạn này, mẹ có thể phát hiện ra những nếp gấp mí mắt bao phủ đôi mắt tí hon của bé. Đầu mũi và các tĩnh mạch dưới da đã dần xuất hiện. Cả 2 bán cầu não của bé cũng bắt đầu phát triển. Gan đã sản xuất ra hồng cầu cho đến khi tủy xương hình thành và đảm nhiệm vai trò này. Bé con cũng đã phát triển phần ruột thừa và lá lách để tiết ra hoóc-môn insulin hỗ trợ tiêu hóa. Một vòng nhỏ trong ruột bé đã phồng lên bên trong dây rốn của mẹ.
>> Xem thêm sự phát triển của thai nhi tuần thứ 7
Mẹ có thấy mình cũng đang dần thay đổi?
Dạ con của mẹ giờ đã gấp đôi về kích thước. Những biểu hiện ốm nghén khiến việc ăn uống của mẹ trở nên tồi tệ hơn. Cũng có 1 số bà mẹ may mắn nên không gặp vấn đề gì, và tất nhiên, mẹ chẳng cần lý do gì để lo lắng về điều đó.
Clip: Hành trình kì diệu của bé trong bụng mẹ từ tuần 1 đến tuần 9
Mẹ cũng có thể dễ dàng nhận thấy rằng mình đi tiểu nhiều hơn bình thường. Đó chính là tác động của lượng máu tăng lên trong cơ thể (ngay lúc này đây thì lượng máu trong cơ thể mẹ đã tăng lên khoảng 10%. Đến cuối giai đoạn bầu bí này, lượng máu trong cơ thể mẹ sẽ tăng lên khoảng 40 – 45% để cung cấp cho cơ thể bé). Khi dạ con phát triển, áp lực trên bọng đái càng lớn sẽ gây ra tình trạng đi tiểu nhiều ở thời kì thai nghén.
Hầu hết các mẹ cảm thấy buồn nôn trong 3 tháng đầu tiên, tình trạng này sẽ hết hoặc giảm đi bắt đầu từ khoảng tuần thứ 14. Tuy nhiên, số lần đi tiểu sẽ vẫn nhiều hơn thông thường trong suốt thời gian bầu bí.
>> Những việc mẹ bắt buộc phải làm mỗi tuần trong thai kì thứ nhất
Thăm khám trước khi sinh?
Hãy liệt kê tất cả những nghi ngờ, thắc mắc của mẹ trước khi đến bác sĩ tư vấn.
– Nên mang theo những đơn thuốc mẹ đang sử dụng để đảm bảo rằng chúng an toàn cho bé con.
– Hãy tính toán ngày mang thai để bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác nhất quá trình phát triển của thai nhi. Trong một vài trường hợp thì bác sĩ sẽ cần phải siêu âm để biết thêm về sự phát triển của em bé.
– Mẹ cũng nên kiểm tra về gen di truyền trong gia đình để có những biện pháp tốt nhất ngăn ngừa trường hợp xấu xảy ra.
Thông qua cân nặng, huyết áp, nước tiểu, nhịp tim của bé và một số kiểm tra ban đầu, bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn cho mẹ cách tốt nhất để chăm sóc mẹ và bé.
Bố nên làm gì thời gian này
Đối với những bước ngoặt quan trọng như vậy, bố nên đồng hành với mẹ trong các lần thăm khám thai. Ngoài ra, hãy tỏ ra quan tâm và dành nhiều sự chăm sóc hơn cho bà xã của mình vì giai đoạn này họ sẽ rất mệt đấy!
Lời khuyên cho tuần này
Mẹ có thể theo dõi sự phát triển của bé bằng cách chụp ảnh bụng bầu qua từng tháng. Mẹ cũng nên mặc cùng một bộ đồ, đứng cùng một vị trí và tạo dáng giống nhau trong những lần chụp. Điều đó sẽ giúp mẹ nhận thấy rõ nét nhất sự thay đổi của chính mình. Ngoài ra, mẹ cũng nên chú trọng tới chuyện ăn uống, giai đoạn này mẹ không cần nạp thêm quá nhiều năng lượng nhưng cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, nhất là axit folic, sắt và các vi chất khác. Mẹ có thể tham khảo về chế độ ăn khoa học dành cho bà bầutại đây.
Minh Phương (BBC)
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.