Tuần tự các việc quan trọng nhất cần làm suốt thai kì

0
101
Tuần tự các việc quan trọng nhất cần làm suốt thai kì

Khi biết tin mình “2 vạch”, mẹ có vô số việc cần phải làm để thai kỳ khỏe mạnh, con phát triển đúng chuẩn và cán đích mẹ tròn con vuông đấy.

1. Hiểu biết về các dấu hiệu báo có thai sớm

Dấu hiệu báo có thai sớm tiêu biểu nhất là bị trễ kinh. Ngoài ra mẹ cũng cần chú ý đến những dấu hiệu khác như mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn. Khi phát hiện ra các dấu hiệu này, mẹ có thể dùng que thử thai để biết mình mang bầu hay không. Nên dùng que thử thai vào sáng sớm, khi chưa ăn gì sẽ cho kết quả chính xác hơn. Ngay sau ngày trễ kinh bạn có thể dùng que thử thai ngay.

2. Hít thở thật sâu

Que thử 2 vạch có thể khiến bạn bất ngờ hoặc là hân hoan hạnh phúc sau nhiều ngày mong chờ có thai. Dù cảm xúc có thế nào, hãy hít thở thật sâu và bình tĩnh vì sắp tới sẽ là cả một chặng đường dài của hai mẹ con.

Tuần tự các việc quan trọng nhất cần làm suốt thai kì

3. Tính ngày dự sinh

Cách tính ngày dự sinh phổ biến và chính xác là tính theo kinh kỳ cuối. Ngày dự sinh được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối, cộng thêm 40 tuần. Việc tính ngày dự sinh sẽ giúp bạn chuẩn bị tâm lý, tài chính để chào đón con yêu.

4. Lựa chọn bác sỹ khám thai

Có rất nhiều bác sỹ khám và siêu âm thai uy tín. Bạn có thể chọn một trong số đó theo tư vấn và kinh nghiệm của những người đi trước. Sau khi đã chọn được bác sỹ, bạn lên lịch hẹn khám thai để biết chính xác thai nhi bao tuần tuổi, đã vào tử cung và đã có tim thai chưa.

5. Tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu

Mẹ cần tìm hiểu về chế độ ăn uống cho bà bầu để thai nhi nhận đủ dinh dưỡng mà mẹ vẫn không bị tăng cân quá nhiều. Ngoài ra, cần tìm hiểu thêm về việc bổ sung các loại vitamin thiết yếu như acid folic, vitamin D và sắt. Thông thường trong 3 tháng đầu thai kỳ, bạn chỉ cần bổ sung loại vitamin tổng hợp, từ 3 tháng tiếp theo mới phải bổ sung vitamin D, sắt và canxi. Trường hợp đặc biệt sẽ có chỉ định riêng của bác sỹ chuyên khoa.

6. Có kiến thức về acid folic

Acid folic (hay vitamin B9) có tác dụng trong việc tái tạo tế bào mới, đặc biệt là hồng cầu và duy trì chúng. Đối với trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai, acid folic đặc biệt quan trọng trong quá trình phân chia và phát triển nhanh của tế bào. Phụ nữ mang thai không bổ sung đầy đủ acid folic, thai nhi sẽ có nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh và bị tật nứt đốt sống – 2 dạng dị tật dễ mắc nhất trong 3 tháng đầu thai kỳ.

7. Tìm hiểu về vitamin D

Vitamin D được gọi là vitamin mặt trời vì có nhiều trong ánh nắng mặt trời. Vitamin D tan trong dầu và là điều kiện để tăng cường hấp thu canxi. Các thực phẩm chứa nhiều vitamin D mẹ nên bổ sung trong thai kỳ như măng tây, sữa chua, cá hồi, các loại cá khác và trứng. Ngoài bổ sung vitamin D qua đường ăn uống, mẹ cũng có thể tắm nắng hàng ngày để hấp thu vitamin D từ ánh nắng mặt trời.

8. Tìm hiểu về sắt

 Sắt có nhiều trong súp lơ xanh, thịt thăn bò, thịt gà. Khi mang thai, lưu lượng máu trong cơ thể tăng 50% để phục vụ nhu cầu truyền chất dinh dưỡng  và oxy đến thai nhi. Chất sắt có nhiệm vụ tăng lượng protein trong tế bào hồng cầu, truyền oxy nuôi dưỡng bào thai.

9. Tìm hiểu về lượng protein cần thiết cho thai kỳ

Mẹ có thể bổ sung protein từ các thực phẩm như đậu lăng, các loại hạt, phô mai, đậu phụ. Phụ nữ mang thai cần bổ sung 60 gram protein mỗi ngày. Nên bổ sung protein có nguồn gốc từ trứng, cá, thịt gà, thịt bò hữu cơ.

10. Lựa chọn thực phẩm phù hợp nhất với mình

Trong giai đoạn đầu thai kỳ, mẹ phải đối mặt với chứng ốm nghén và rất mệt mỏi. Mẹ có thể thử ăn các loại thực phẩm khác nhau và tìm ra loại nào khiến mình dễ chịu nhất.

Mời mẹ đón xem tiếp những việc quan trọng nhất cần làm trong thai kì ở phần 2 – Tuần tự các việc quan trọng nhất cần làm trên ChaMeCuaCon.com nhé

Việt HàNguồn: LH

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.