Các nhà nghiên cứu Úc đã phát hiện thêm 100 loài sinh vật biển mới sống rải rác tại các khu vực đảo san hồ ngầm ở phía tây Úc.
Trong một nghiên cứu được tiến hành trong vòng 10 năm, các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu cuộc sống biển và sinh vật toàn cầu đã tìm thấy một số sinh vật biển có hình dạng giống tôm nhưng càng dài hơn thân và sống trong miệng những con cá lớn. Trước đó, các nhà nghiên cứu đã gom được 300 loài san hô biển và phát hiện hàng chục loài sinh vật giáp xác, trong đó nhiều loại có hai càng với kích cỡ lớn gấp ba lần cơ thể của nó.
Tiến sĩ Julian Caley, thuộc Viện khoa học biển Úc, cho biết trong tổng số sinh vật các nhà nghiên cứu khám phá, có tới 60% lần đầu tiên được con người biết đến, đáng chú ý trong đó là những loài giáp xác thân mềm và hai chân…
Theo tiến sĩ Caley, hiện nay các loài sinh vật biển tại Úc đang đứng trước nhiều nguy cơ tuyệt chủng do ô nhiễm môi trường, tình trạng đại dương bị “axit hóa” và Trái đất ấm lên. Do đó, việc phát hiện các loài sinh vật mới sẽ giúp các nhà nghiên cứu nắm bắt được những mối đe dọa đối với đời sống của chúng để tìm ra biện pháp bảo vệ thích hợp, đồng thời có thể nắm được những tác động của biến đổi khí hậu bất thường thông qua sự thay đổi về số lượng cũng như hình dạng của các loài sinh vật biển này.
Một số sinh vật được tìm thấy tại các đảo san hồ ngầm ở phía tây Úc
(Ảnh: Diario.com.mx)
Theo TTXVN, Tuổi trẻ online