Triệu chứng thường gặp của bệnh ung thư dạ dày
Bệnh ung thư dạ dày có thể phát triển ở bất cứ phần nào của dạ dày, sau đó lan ra khắp dạ dày và di căn đến các cơ quan khác của cơ thể, đặc biệt là thực quản, phổi, hạch bạch huyết và gan… Ban đầu, ung thư dạ dày có thể gây ra các chứng khó tiêu, cảm giác đầy bụng sau khi ăn, ợ nóng, buồn nôn nhẹ, ăn không ngon.
Nếu chỉ có chứng khó tiêu hoặc ợ nóng sau khi ăn thì không có nghĩa là bạn bị ung thư. Nhưng nếu bạn cảm thấy những triệu chứng xuất hiện nhiều, hãy đến bệnh viện để kiểm tra. Bác sỹ có thể làm các xét nghiệm để xem liệu bạn có nguy cơ mắc bệnh hay không.
• Đau bụng
• Có máu trong phân
• Buồn nôn
• Giảm cân không có lý do
• Khó nuốt
• Vàng mắt hoặc da
• Sưng tấy trong dạ dày
• Táo bón hoặc tiêu chảy
• Cảm thấy cơ thể yếu hay mệt mỏi
• Ợ nóng
Phương pháp chẩn đoán ung thư dạ dày
Bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe và bệnh sử của bạn để xem liệu bạn hoặc bất kỳ thành viên trong gia đình bạn có các yếu tố nguy cơ ung thư dạ dày hay không. Sau đó, bạn có thể phải tiến hành một số xét nghiệm, bao gồm:
• Xét nghiệm máu: để tìm kiếm dấu hiệu của bệnh ung thư trong cơ thể của bạn.
• Nội soi: Bác sĩ sẽ đưa một ống mỏng, dẻo với một máy ảnh nhỏ xuống cổ họng của bạn để soi dạ dày.
• Kiểm tra đường tiêu hóa: Bác sĩ sẽ cho bạn uống dung dịch bari. Các lớp dịch dạ dày của bạn sẽ hiển thị rõ ràng hơn trên X-quang.
• Chụp CT: cho hình ảnh chi tiết bên trong cơ thể.
• Sinh thiết : Bác sĩ sẽ lấy một mẩu mô nhỏ từ dạ dày của bạn để xem có dấu hiệu của các tế bào ung thư hay không. Điều này có thể tiến hành trong quá trình nội soi.
Ung thư dạ dày có thể chữa khỏi 100% nếu phát hiện sớm
Các nhà khoa học đã chỉ rõ, ung thư dạ dày nếu phát hiện ở giai đoạn muộn thì tỉ lệ sống sau 5 năm chỉ còn dưới 10%; trong khi tỷ lệ này ở giai đoạn sớm là 97,1 – 100%. Có nhiều phương pháp điều trị có thể chống lại bệnh ung thư dạ dày tùy thuộc vào giai đoạn phát triển bệnh của bạn như phẫu thuật, hóa trị liệu và bức xạ.
– Phẫu thuật: Là loại bỏ một phần dạ dày hoặc các mô khác gần đó có tế bào ung thư. Phẫu thuật loại bỏ được khối u và ngăn ung thư lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Nếu bệnh của bạn đang ở trong một giai đoạn nặng hơn thì có thể cần phải cắt bỏ toàn bộ dạ dày.
– Hóa trị: Thuốc chống ung thư sẽ tiêu diệt tế bào ung thư hoặc làm chúng không phát triển nữa. Hóa trị thường mất vài tuần. Các loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ, nhưng bác sĩ sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn trong quá trình điều trị.
– Bức xạ: Các tia bức xạ có thể giết chết tế bào ung thư và thu nhỏ các khối u. Bác sĩ có thể sử dụng một tia X hoặc một thiết bị khác để bức xạ tại đúng vị trí khối u.
– Hóa xạ trị: Bác sĩ có thể sử dụng kết hợp giữa hóa trị và xạ trị để thu nhỏ khối u và làm giảm các triệu chứng trước khi phẫu thuật.
Phòng bệnh còn hơn chữa bệnh. Chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh để làm giảm nguy cơ ung thư.
Cách tốt nhất để phòng chống ung thư dạ dày đó là tuân theo một chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh. Ăn nhiều trái cây và rau quả tươi hàng ngày vì chúng giàu chất xơ và một số vitamin có thể làm giảm nguy cơ ung thư. Tránh những thức ăn mặn, hun khói, xúc xích, thịt chế biến sẵn… Giữ gìn cân nặng ở mức cho phép. Thừa cân hoặc béo phì cũng có thể làm tăng nguy cơ của bệnh. Đặc biệt không nên hút thuốc vì nguy cơ ung thư dạ dày của bạn tăng gấp đôi nếu bạn sử dụng thuốc lá.
Ng. TA
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.