Chốt phiên, USD giảm 0,9% so với yên xuống 110,34 JPY/USD, thấp nhất kể từ khi Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) tung ra chương trình kích thích khổng lồ hồi tháng 10/2014.
Trong khi đó, euro lại giảm 0,1% so với USD xuống 1,1385 USD/EUR.
Chỉ số Đôla Wall Street Journal, theo dõi USD với 16 đồng tiền trong giỏ tiền tệ, tăng 0,1% lên 86,72 điểm.
USD giảm mạnh so với yên chủ yếu là do đồn đoán Fed sẽ giữ nguyên lãi suất trong nửa đầu năm nay sau khi Chủ tịch Fed Janet Yellen tháng trước cho rằng những bất ổn về kinh tế toàn cầu cho thấy việc Fed nâng lãi suất một cách thận trọng là hoàn toàn hợp lý.
Sau khi USD tăng so với yên 3 năm liên tiếp, “một số nhà đầu tư đang đặt câu hỏi liệu xu hướng này đã đạt đến điểm bước ngoặt hay chưa. USD đã giảm 8,3% so với yên kể từ đầu năm đến nay.
Trong cuộc phỏng vấn với Wall Street Journal, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm thứ Ba 5/4 cho biết, các nước cần tránh cạnh tranh bằng việc phá giá đồng nội tệ dù trong “bất kỳ trường hợp nào”.
Yên mạnh lên sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nỗ lực thúc đẩy kinh tế và lạm phát của Nhật Bản sau nhiều năm kinh tế tăng trưởng ảm đạm. Tuy nhiên, diễn biến của yên đã “bác bỏ” nỗ lực của BOJ trong việc kìm hãm đà tăng của đồng tiền này trong những tháng gần đây, kể cả việc BOJ bất ngờ áp dụng lãi suất âm hồi tháng 1 vừa qua.
Giới đầu tư cũng tăng mua yên do lo ngại kinh tế toàn cầu giảm tốc và giá dầu biến động mạnh.
Yên tiếp tục tăng trong phiên 5/4 bất chấp cảnh báo của các quan chức Nhật Bản rừng họ sẽ không “đầu hàng” trước đà tăng quá mức của đồng tiền này.
Thống đốc BOJ Haruhiko Kuroda hôm thứ Ba 5/4 cho biết, ông sẽ nhanh chóng hành động để tăng cường các biện pháp kích thích nếu cần thiết để thúc đẩy lạm phát.
Nguồn: Theo Nhipcaudautu
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.