Vì sao họ giàu còn tôi lại nghèo?

Vì sao họ giàu còn tôi lại nghèo?

“Làm ra tiền đã khó, tiêu tiền còn khó hơn”

Bạn nghĩ “tiêu tiền thì khó gì? Cứ đưa đây tôi tiêu hộ”. Tư duy chưa làm ra tiền đã nghĩ đến cách tiêu cho hết hoặc gửi tiết kiệm sẽ khiến bạn chẳng bao giờ có xu nào để mà tiêu. Với người giàu có, tiền luôn là thứ biết “đẻ” chứ không phải “có đồng nào xào đồng đấy”. Nếu như đồng tiền có thể sinh ra lợi nhuận, thì đó mới là tài sản, còn nếu như bạn dùng nó để mua một ngôi nhà thật to để ở, một cách ô tô thật đắt tiền để làm phương tiện đi lại, thì đó gọi là tiêu sản, vì nó không sinh ra lợi nhuận (theo sách “Dạy con làm giàu” của tỷ phú người Mỹ gốc Nhật Robert Kyosaki).

Hãy nhìn vào những tấm gương “giàu xổi” ở Việt Nam: giàu do trúng số, giàu do bán đất, giàu do thừa kế…và xem những bài học nhãn tiền từ việc tiêu tiền không động não của họ. Bạn sẽ lý giải được việc vì sao người giàu cứ giàu, còn người nghèo bỗng chốc được giàu lại trở nên tay trắng.

Từ khóa quan trọng: Tìm kênh đầu tư và luân chuyển tiền.

Vì sao họ giàu còn tôi lại nghèo?

Họ luôn kiên nhẫn

Đây là một bài học mà những người trẻ khởi nghiệp phải luôn luôn khắc cốt ghi tâm. Tư duy đánh nhanh thắng gọn chưa bao giờ là một “cuộc chơi” khôn ngoan của những doanh nhân thành đạt. Tại sao những doanh nhân Việt có những “chiêu” đầu tư rất dài hạn và chỉ nhìn thấy kết quả ở thì tương lai xa mà họ vẫn đầu tư? Trồng hạt mắc ca, trồng cao su…là bởi vì họ có thói quen kiên nhẫn và kiên định với quyết định của họ. Sự kiên nhẫn trong tất cả mọi công việc luôn cho ta một kết quả tốt, phần lớn là như thế!

Họ rất tập trung và luôn làm những cái mà họ giỏi nhất

Người thành công luôn tập trung vào một chuyên môn mà mình giỏi nhất, những việc còn lại họ sẽ tìm người giỏi và thuê họ làm chứ họ không tham lam làm tất cả mọi việc.

Chìa khóa thành công của một ông chủ luôn là tìm người giỏi, đặt họ vào vị trí với mức đãi ngộ xứng đáng, quản lý tốt và sát sao mọi chuyện.

Vì sao họ giàu còn tôi lại nghèo?

Họ có “máu liều”

Không phải sự liều lĩnh được ăn cả ngã về không mà đó là một cuộc chơi về trí tuệ và cách vượt qua sự “chắc ăn” của chính mình. Họ hiểu rằng trong kinh doanh chẳng có miếng bánh nào phần sẵn, nếu mình không chớp lấy cơ hội thì mình sẽ mãi là kẻ đi sau.

Trong một cuộc “binh biến” của thương trường, người nghèo thì sợ hãi và thận trọng trong đầu tư, người giàu vượt qua sợ hãi và nhìn thấy tương lai của mình ở đó và đó chính là điểm khác biệt giữa người thành công và người không có gì.

Luôn có định hướng rõ ràng và làm việc theo deadline

Họ luôn có những kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, hình dung ra bản thân mình muốn trở thành ai và sở hữu được điều gì trong những năm tới. Muốn trở thành ai đó thì họ phải làm gì ở hiện tại, nếu hiện tại họ không có nhiều tiền, họ sẽ tìm cách để tạo ra vốn từ những công việc mà họ giỏi.

Bạn có thể nhìn thấy sếp của bạn 5 hoặc 10 năm về trước, khi họ mới khởi nghiệp. Khi đó họ có gì trong tay, họ đi lên bằng cách nào, tại sao họ lại có vị trí như bây giờ? Nếu có cơ hội để hỏi, bạn hãy hỏi họ những điều ấy, bạn sẽ thấy lộ trình để đi đến thành công của họ luôn là những quyết định đúng dựa trên những kế hoạch đã định, làm nó theo deadline mà họ đặt ra và không bao giờ có sự “tùy hứng” trong cách làm việc của họ.

Phương Thùy

 

 

 

 

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.