Tần Thủy Hoàng là nhân vật quan trọng trong lịch sử Trung Quốc, đã có công thống nhất đất nước và mở ra gần hai thiên niên kỷ mà hoàng gia cai trị. Trong suốt quá trình tại vị, vị hoàng đế không hề lập hậu. Đây là điều đi ngược lại với truyền thống phong kiến Trung Quốc.
Lý do Tần Thủy Hoàng không chọn ra hoàng hậu
Trong xã hội phong kiến Trung Quốc, các hoàng đế có phong tục lập hậu. Thông lệ này đã có từ khi vua Tần Hiếu Công (vua thứ 30 của nước Tần) cai trị trong thời Chiến Quốc (476 BC-221 BC). Sau khi thống nhất Trung Hoa, Hoàng đế Tần Thủy Hoàng đã thực hiện một loạt thay đổi và cải cách to lớn với nhiều luật lệ và quy tắc khác nhau, trong đó có nêu vợ cả của hoàng đế được gọi là hoàng hậu, còn mẹ của hoàng đế được gọi là thái hậu. Tuy nhiên, chính bản thân Tần Thủy Hoàng lại là vị hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Hoa không hề lập hậu. Cho đến ngày nay, điều này vẫn còn là một bí ẩn.
Là người đặt ra thông lệ vợ cả của hoàng đế được gọi là hoàng hậu, nhưng bản thân Tần Thủy Hoàng lại không hề lập hậu. |
Thông thường, trong vòng 3 năm sau khi lên ngôi, các hoàng đế phải chọn ra được hoàng hậu cho mình. Tần Thủy Hoàng lên ngôi năm 13 tuổi. Thời gian đầu do vị hoàng đế còn quá nhỏ, mọi chuyện quan trọng đều do Lã Bất Vi – lúc này là Tướng quốc và được Tần Thủy Hoàng gọi là “trọng phụ” – quyết định. Đến năm 22 tuổi, ông mới bắt đầu chính thức trị vì đất nước. Các nhà sử gia nhận định trong 9 năm này, lẽ ra ông đã có thể tập trung vào việc lập hậu nhưng không làm.
Trong những năm cai trị còn lại cho đến lúc qua đời ở tuổi 49, Tần Thủy Hoàng dành thời gian cải cách đất nước và vẫn không chịu chọn ra hoàng hậu cho mình. Sử sách hầu như không có ghi chép gì về hậu cung và hoàng hậu của vị hoàng đế. Qua xem xét các tài liệu về các giai đoạn khác nhau, các nhà sử học đã đưa ra 4 lý do khả thi vì sao Tần Thủy Hoàng không lập hậu.
Lý do đầu tiên có thể liên quan đến những tổn thương tâm lý mà Tần Thủy Hoàng phải chịu do mẹ mình là Triệu Cơ gây ra. Triệu Cơ nguyên là một người thiếp của Lã Bất Vi, sau đó Lã Bất Vi đem tặng bà cho Doanh Dị Nhân, người sau này trở thành Trang Tương Vương, vua của nước Tần. Sau khi vua Tần chết, Triệu Cơ đã có mối tình vụng trộm với Lã Bất Vi – dù lúc này đã có cậu con Doanh Chính.
Sau đó, bà còn gian díu với Lao Ái và sinh ra hai đứa con ngoài giá thú. Hành vi tai tiếng của bà khiến cho Tần Thủy Hoàng rất xấu hổ. Tên “hoạn quan” thậm chí còn tiến hành đảo chính khiến Tần Thủy Hoàng vô cùng giận dữ. Vị hoàng đế đã giết chết Lao Ái và hai cậu em cùng mẹ khác cha của mình, sau đó buộc Triệu Cơ chuyển vào hoàng cung sống và giam lỏng bà tại đó.
Có vẻ những hành động của Triệu Cơ đã ảnh hưởng lớn đến con trai mình. Dần dà, Tần Thủy Hoàng bắt đầu chán ghét phụ nữ và chỉ coi họ như phương tiện để giải quyết những nhu cầu sinh lý cơ bản của mình
Không chỉ vậy, vị hoàng đế tự phụ cho rằng mình là vị vua vĩ đại nhất, đóng góp của ông to lớn hơn so với tất cả người đã từng trị vì trước đó. Rất có thể, Tần Thủy Hoàng nhận thấy không người phụ nữ trong dàn phi tần đủ tốt để xứng đáng với ộng – họ chưa đạt được các tiêu chuẩn về lễ nghi và trí tuệ cần thiết để trở thành hoàng hậu.
Lý do khả dĩ thứ ba là vì Tần Thủy Hoàng đã mất niềm tin nơi phụ nữ – có thể do những hành vi của mẹ mình thuở trước. Ắt hẳn, ông e ngại việc lập hậu sẽ dẫn tới những tai tiếng và tranh giành giữa các phi tần của mình. Ông không muốn mất thời giờ giải quyết những tranh chấp đó, sợ ảnh hưởng tới việc cai trị nước nhà.
Hơn nữa, người ta cho rằng Tần Thủy Hoàng khinh miệt nhiều mỹ nhân trong dàn hậu cung của mình. Vốn thuộc về các vị vua của 6 nước mà Tần Thủy Hoàng từng đánh bại, thế nhưng họ lại nhanh chóng quay qua xu nịnh vị hoàng đế và làm ra nhiều chuyện đáng hổ thẹn nhằm có được sự sủng ái của ông. Tần Thủy Hoàng ngưỡng mộ những người phụ nữ giản dị, tiết hạnh. Có lần, ông cho dựng đền tưởng niệm nàng Hoài Thanh, một góa phụ trẻ biết thủ tiết thờ chồng.
Có thể do những hành vi tai tiếng của mẹ mình, Tần Thủy Hoàng đã bị tổn thương tâm lý nặng nề và hoàn toàn mất niềm tin vào phụ nữ. |
Ngoài đam mê quyền lực, vị hoàng đế còn bị ám ảnh với việc tìm kiếm phương thuốc trường sinh bất tử. Chính điều này khiến Tần Thủy Hoàng không còn thiết tha gì đến các vấn đề khác, và chọn ra người trở thành hoàng hậu chính là một trong số đó.
Do tài liệu ghi chép về hậu cung của Tần Thủy Hoàng gần như không có, các nhà sử học chỉ có thể dựa vào những biến cố trong cuộc đời, tính cách và hành động của vị hoàng đế để suy đoán lý do vì sao ông không lập hậu.
Tần Thuỷ Hoàng – Vị Hoàng đế “máu lạnh” nhất lịch sử Trung Quốc
(Khám phá) – Ông từng ra lệnh chôn sống 460 người ở Hàm Dương vì không cùng quan điểm chính trị. |
Nguồn: Tĩnh An/Theo Travel China Guide/Theo Khỏe & Đẹp
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.