Các nhà thiên văn học vẫn chưa thể giải thích một vùng sáng bí ẩn được Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA phát hiện lần đầu tiên năm 2006. Đây có thể là một loại sao mới đã từ lâu biến mất trong vũ trụ, các nhà nghiên cứu cho biết.
Các nhà thiên văn học thường quan sát thấy những ánh sáng cường độ mạnh có nguồn gốc từ những vụ nổ sao, ví dụ như tân tinh hoặc siêu tân tinh. Kính viễn vọng Hubble đã phát hiện vùng sáng vũ trụ ngày 21 tháng 2 năm 2006, nó chiếu sáng trong 100 ngày rời mờ dần trong 100 ngày tiếp theo.
Độ sáng tăng rồi giảm là hiện tượng chưa hề được ghi chếp trong bất cứ sự kiện nào liên quan đên sao. Siêu tân tinh đạt đến đỉnh điểm chỉ sau tối đa 70 ngày, những sự kiện liên quan đến lực hấp dẫn còn ngắn hơn nhiều. Vì vậy, quan sát này không tuân theo giải thích thông thường, Kyle Barbary thuộc Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley tại Berkeley, Calif cho biết. Ông mô tả quan sát kỳ lạ này của kính viễn vọng Hubble tại cuộc họp lần thứ 213 của Hiệp hội thiên văn học Hoa Kỳ tại Long Beach, Calif. Ông kết luận: “Chúng tôi chưa từng quan sát thấy điều gì giống như vậy”.
Chỉ dấu quang phổ của ánh sáng đền từ vật thể được đư vào danh mục SCP 06F6, cũng chưa được nhận biết. Các nhà khoa học phỏng đoán rằng đó là dòng hút phân tử cácbon của một ngôi sao cách chúng ta 1 tỷ năm ánh sáng.
Tuy nhiên, những nỗ lực tìm kiếm nguồn gốc ánh sáng trên trong nhiều danh mục khảo sát thiên văn học vẫn chưa mang lại bằng chứng nào về một ngôi sao hoặc thiên hà tại vị trí của vùng sáng. Dự án siêu tân tinh vũ trụ tại LBNL đã phát hiện vùng sáng này một cách ngẫu nhiên khi đang tìm kiếm siêu tân tinh.
Kính viễn vọng Hubble được ngắm vào một cụm thiên hà cách chúng ta 8 tỷ năm ánh sáng trọng chòm sao Bootes. Nhưng vật thể bí ẩn này có thể ở bất cứ nơi nào trong khoảng giữa, kể cả trong quầng sáng của thiên hà Milky Way
Những bài báo do các nhà nghiên cứu khác công bố sau khi sự kiện này được báo cáo tháng 6 năm 2006 cho thấy một số khả năng kỳ lạ: vụ nổ của một ngôi sao giầu cácbon, va chạm giữa một sao trắng với một hành tinh nhỏ, hoặc va chạm giữa một sao trắng với một lỗ đen.
Tuy nhiên Barbay không cho rằng những giả thuyết này có thể giải thích trọn vẹn hiện tượng này: “Tôi không nghĩa rằng chúng ta có thể giải thích được phát hiện này cho đến khi chúng ta quan sát thấy những vật thể tương tự trong tương lai”.
Những khảo sát toàn bầu trời ví dụ nhưu những khảo sát được thực hiện với Kính viễn vọng khảo sát tổng quát, có thể phát hiện những sự kiện tương tự trong vũ trụ.
Theo G2V Star (ScienceDaily)