Xe thám hiểm sao Hoả của NASA “ngủ đông” từ cuối tuần này

Xe thám hiểm sao Hoả của NASA

Suốt từ ngày 2/7 vừa qua, chiếc xe thám hiểm sao hoả mang tên Curiousity của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã tự ngừng hoạt động và ngắt hầu hết mọi chức năng. Phải tới giờ đây, các nhà khoa học mới tạm khôi phục lại liên lạc được với xe.


Thực tế, từ năm 2013 tới nay, xe đã từng ba lần phải nghỉ ngơi như vậy.

Mặc dù những hi vọng khắc phục trục trặc đã loé lên trở lại nhưng để xác định được nguyên nhân chính xác sẽ vẫn cần thêm thời gian. Cho tới nay, lượng thông tin tải về còn khá ít ỏi và mới chỉ giúp các kĩ sư xác định được nguyên nhân nằm ở sự xung đột bất thường giữa phần mềm máy quay và phần mềm xử lý dữ liệu trên máy tính trung tâm của Curiousity.

Phải tới khi toàn bộ dữ liệu trên chiếc xe thám hiểm này được tải về – qua khoảng cách lên tới 75,32 triệu km giữa Trái đất và sao Hoả – để phân tích đầy đủ, kết luận cuối cùng mới có thể được đưa ra. Từ giờ cho tới lúc đó, Curiousity sẽ tự chuyển vào chế độ ngủ đông an toàn (Safe Mode). Thực tế, từ năm 2013 tới nay, xe đã từng ba lần phải nghỉ ngơi như vậy. Trong đó, một lần liên quan tới lỗi bộ nhớ và NASA đã buộc phải sử dụng bản sao lưu để khôi phục hoạt động cho xe.

Hồi tuần trước, NASA cũng quyết định hoãn lịch “nghỉ hưu” của Curiousity và kéo dài nhiệm vụ thám hiểm tới ngày 1/10/2016 tới. Trong đó, mục tiêu quan trọng trước mắt là việc tìm hiểu thêm về địa chất đồng thời lấy mẫu nước trên bề mặt hành tinh đỏ – nơi được kỳ vọng có thể trở thành ngôi nhà thứ hai của loài người.

 

Theo hanoimoi