1. Không tin tưởng nhân viên
EmĐẹp.vn
Đây là sai lầm mà hầu như sếp mới nào cũng gặp phải. Trước khi lên làm lãnh đạo, tất nhiên bạn là nhân viên cứng, nắm giữ vị trí chuyên môn quan trọng. Nhưng khi lên làm lãnh đạo, vị trí bạn từng làm được thay bằng một người mới và thường thì bạn không đặt niềm tin vào nhân viên.
Khi nhân viên trình một vấn đề, sếp mới thường kiểm tra kỹ càng tất cả các căn cứ, quy trình khiến cho công việc phải giải quyết lâu hơn, mặt khác khiến cho sếp mới phải vất vả hơn rất nhiều vì gần như làm việc thay cho nhân viên. Nhiều ý kiến nhân viên trình lên bị gạt không cân nhắc, bởi khi đó lãnh đạo chỉ tin tưởng vào bản thân mình.
Cẩn thận là tốt, tuy nhiên bạn phải tin tưởng vào nhân viên của mình. Nhân viên dưới quyền bạn sẽ không phục bạn nếu bạn giải quyết công việc quá chậm hoặc sẽ không bao giờ nghiên cứu tham mưu nếu như bạn liên tục gạt ngay ý tưởng của họ đi. Bạn nên nhớ rằng, khi nhân viên đã đưa ra ý kiến thì nhất định họ đã nghiên cứu và tìm tòi, suy nghĩ, lúc này bạn nên lắng nghe và cân nhắc.
2. Không biết cách chia sẻ công việc
Khi lên làm lãnh đạo, bạn có quân, quyền trong tay, nhưng đôi khi bạn lại quên mất điều đó mà ôm đồm quá nhiều việc. Đành rằng vì vừa mới nhận chức, bạn muốn thể hiện bản thân, muốn mọi việc hoàn hảo, nhưng thật ra bạn đang sai lầm bởi rằng sếp giỏi không phải là người làm mọi việc giỏi, mà sếp giỏi là người có khả năng quản lý, chỉ đạo, phân chia và giám sát công việc giỏi, mà đích cuối cùng là hiệu quả công việc.
Bởi vậy, khi lên làm lãnh đạo, bạn phải nhìn nhận ra những điểm mạnh của từng nhân viên, biết cách phân chia công việc cho hợp lý, đồng thời giám sát quá trình thực hiện công việc đạt hiệu quả cao nhất.