Con người không phải loài sinh vật duy nhất bị ruồi muỗi quấy rầy. Vừa qua, một nhà sinh vật học chụp được bức ảnh khoảng 300.000 con tuần lộc tập hợp thành đàn đông như kiến để giảm nguy cơ bị ruồi muỗi tấn công.
>>>Tuần lộc lông trắng như tuyết hiếm thấy xuất hiện tại Anh
Đây là một trong những cảnh tụ tập hoành tráng nhất trong thế giới động vật, Kyle Joly, nhà sinh vật học ở Công viên quốc gia Fairbanks, Alaska, nhận xét.
Joly chụp nhiều bức ảnh khi bay qua khu vực Cessna 185, nằm gần Khu bảo tồn quốc gia Noatak và Đài tưởng niệm quốc gia Cape Krusenstern ở Alaska.
“Côn trùng ở vùng này khá hung dữ. Tuần lộc bị ruồi muỗi quấy rầy suốt ngày đêm. Ruồi còn đẻ trứng trên người tuần lộc, muỗi thì chui cả vào mũi chúng để đẻ trứng”, Joly cho biết.
Bức ảnh chụp đàn tuần lộc đông như kiến. (Nguồn: Livescience)
Để tránh các loài côn trùng khó chịu, tuần lộc di chuyển tới những nơi khô ráo và cao hơn. Chúng chui rúc vào nhau để làm giảm diện tích cơ thể bị phơi ra cho côn trùng tấn công.
Đàn tuần lộc này là một nhóm của đàn tuần lộc tây Bắc Cực, gồm khoảng 325.000 con. Sau khi mối phiền nhiễu từ ruồi muỗi giảm bớt, tuần lộc tách nhau ra rất nhanh và vượt qua dãy Brooks và Sườn Bắc rồi lại tụ hợp để cùng nhau di cư về phương nam trong suốt mùa thu.
Tuần lộc là mồi của sói, gấu xám Bắc Mỹ và con người. Con người săn khoảng 15.000 tuần lộc mỗi năm. Dân số tuần lộc mỗi năm giảm khoảng 5%, Joly cho biết.
Vùng tây bắc Alaska vẫn cực kỳ thưa thớt, dù nhiều dự án phát triển đã được lên kế hoạch nhằm khai thác dầu khí và khoáng sản. Khi những kế hoạch đó được thực hiện, tập tính di cư và môi trường sống của tuần lộc sẽ bị xáo trộn lớn.
Theo Đất Việt