4 món đặc sản bổ nhưng dễ mất mạng nếu ăn sai cách

4 món đặc sản bổ nhưng dễ mất mạng nếu ăn sai cách

Nhiễm độc từ thực phẩm có thể đe dọa trực tiếp tính mạng người dùng. Nhưng bằng mắt thường bạn khó có thể phân biệt được món ăn nhiễm độc, nguy hiểm.

  • 1

    Người nguy kịch, lợn tử vong vì ăn lòng cá

    Cá là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe vì nó giàu chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa. Nhiều người còn sử dụng lòng cá biển để chế biến món ăn và coi đây là một món đặc sản. Tuy nhiên lòng cá có thể bị tẩm các chất gây hại lâu ngày nên mới khiến người ăn bị ngộ độc.

    4 món đặc sản bổ nhưng dễ mất mạng nếu ăn sai cách

    Ngày 28/5, bà Nguyễn Thị Dòng (trú thị trấn Cửa Tùng, Vĩnh Linh, Quảng Trị) đã dùng lòng và gan cá nấu canh chua cho cả nhà ăn. Đến nửa đêm, vợ chồng bà này cùng hai con đau bụng, có dấu hiệu mê man nên cấp cứu tại Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng Cửa Tùng. Ngoài ra, hai con lợn của gia đình ông Biên cũng bị chết do ăn lòng cá nhiễm độc.

  • 2

    Nguy kịch vì ăn phải nấm độc

    Nấm, trong đó có nấm rừng là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nấm ăn được và nấm độc thường dễ bị nhầm lẫn. Ăn phải nấm độc có thể bị đe dọa tính mạng, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

    4 món đặc sản bổ nhưng dễ mất mạng nếu ăn sai cách

    Cùng ngày 28/5, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum xác nhận tình trạng nhiễm độc của 5 bệnh nhân là bà Y Kin (50 tuổi) Y Xuân Mai (10 tuổi, cháu ngoại bà Y Kin), A Mơk (19 tuổi, con bà Y Kin), Y Keoh (38 tuổi) và A Quyết (12 tuổi, con Y Keoh), cùng ngụ xã Sa Bình huyện Sa Thầy. Các thành viên trong gia đình này bị ngộ với cách dấu hiệu như người mệt mỏi, hoa mắt, nôn ói do ăn phải một loại nấm độc. Dù được điều trị nhưng các bệnh nhân có dấu hiệu suy chức năng gan, vàng mắt, vàng da, gan lớn.

  • 3

    Mất mạng vì ăn cua đá

    TS Bùi Quang Tề, chuyên gia bệnh học thủy sản (nguyên Trưởng phòng Sinh học thực nghiệm, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I) cho biết, cua đá khá khó bắt và thịt ngon nên được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên cua đá có chứa độc tố nên trong quá trình chế biến, nếu không cẩn thận có thể gây ngộ độc. Việc ngộ độc cũng tùy từng cơ địa mỗi người, chứ không phải ai ăn cua đá cũng bị. Cũng như cá nóc, có người ăn không sao nhưng có người lại bị ngộ độc hay một số người ăn hải sản lại bị dị ứng.

    4 món đặc sản bổ nhưng dễ mất mạng nếu ăn sai cách

    Ngày 26-5, một người bà con đi từ đảo Cồn Cỏ về có bắt được ba con cua đá (loại cua sống trong hốc đá, ăn lá cây ở đảo Cồn Cỏ) cho nên gia đình cháu Ngô Thanh Tài (Vĩnh Linh, Quảng Trị) đã luộc lên để ăn. Sau khi ăn cua đá chừng khoảng 15 phút thì cháu Cao và cháu Tài có dấu hiệu bị ngộ độc thức ăn và nôn thốc nôn tháo. Cháu Cao (10 tuổi) tử vong tại chỗ, còn cháu Tài được đưa đi bệnh viện cấp cứu.

    Ăn đúng cách:

    – Không ăn cua đá biển đã bị chết vì độc tố, vi khuẩn trong cua sẽ phát triển mạnh hơn. Nếu mua phải cua đá biển đã chết thì hãy loại bỏ ngay.

    – Tuyệt đối không sử dụng, không “thử nghiệm” các loại cua biển nghi ngờ có độc, các loài cua biển lạ, màu sắc sặc sỡ, hình thù kỳ quái để chế biến thành thức ăn. Tốt nhất những loại cua lạ chưa bao giờ ăn thì không nên dùng.

    – Không nên ăn cua đá đã được nấu chín nhưng để bên ngoài không gian quá lâu. Thịt cua để lâu dễ bị hỏng, ôi thiu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

  • 4

    Thiệt mạng vì ăn thịt cóc để chữa bệnh

    Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, thịt cóc có lượng đạm và kẽm cao hơn các loại thịt khác như thịt bò, lợn nên rất tốt cho người già, trẻ em suy dinh dưỡng, chậm lớn, còi xương. Tuy nhiên trong thịt cóc cũng chứa một chất độc, không cẩn thận có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

    4 món đặc sản bổ nhưng dễ mất mạng nếu ăn sai cách

    Tuy thịt cóc không chứa chất độc nhưng trong gan, trứng, da có chất độc bufotoxin. Đồng thời, nhựa cóc nằm trong da và khu vực tai của cóc có màu trắng đục cũng có thể gây tử vong. Chất độc bufotoxin có thể chảy ra và dính vào thịt, các bộ phận khác không chứa chất độc trong quá trình làm thịt. Khi ngấm vào cơ thể, chất độc này sẽ tác động đến các hệ cơ quan như hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, tim mạch, tuần hoàn, thậm chí gây tử vong.

    Tại Việt Nam  mới đây có trường hợp tử vong do ngộ độc thịt cóc của ông Ngô Thanh Vinh. Ngày 24/5, sau khi đi làm về, ông Ngô Thanh Vinh (40 tuổi), ngụ xã Tịnh Giang, huyện Sơn Tịnh bắt một con cóc ra làm thịt ăn. Sau khi ăn xong, ông Vinh bị ngộ độc với các dấu hiệu nôn ói, mặt mày choáng váng, toàn thân tím tái… Trước đó, cũng đã có nhiều trường hợp tử vong do ăn thịt cóc ở Việt Nam.