Startup là một chặng đường dài. Bạn sẽ ít vấp ngã trên chặng đường đó nếu triển khai 7 việc làm sau hiệu quả.
Xây dựng nhóm làm việc
Không một công việc kinh doanh nào có thể hoạt động mà không có nhóm làm việc. Kể cả một bác sĩ phẫu thuật giỏi cũng cần có nhóm hỗ trợ, một phòng triển lãm nghệ thuật cũng cần một hệ thống nhân viên và quản lý, một cửa hàng ăn nhanh cũng cần nhân viên phục vụ và người nấu nướng.
Tư tưởng kinh doanh “lấy công làm vốn” cũng không thực sự phù hợp với thời buổi kinh doanh thị trường nữa. Để tăng tính chuyên nghiệp và cạnh tranh, bạn cần có một hệ thống làm việc có các bộ phận móc xích với nhau như người quản lý, kế toán, nhân viên kinh doanh… Bạn cũng cần xác định rõ, nếu bạn có đủ chuyên môn nghề nghiệp, nhưng chưa đủ chuyên môn quản lý, bạn nên thuê quản lý, và ngược lại.
Xác định các giai đoạn phát triển kinh doanh
Một chiến lược phát triển kinh doanh tốt thường được chia thành các giai đoạn cụ thể. Những giai đoạn đầu tiên thường có nhiều khó khăn và đòi hỏi một startup phải lên kế hoạch chi tiết, cân nhắc với các con số và thời gian cụ thể. Ở các giai đoạn tiếp theo, bạn cũng cần lên kế hoạch với các kế hoạch A và kế hoạch B, sau đó linh động điều chỉnh dựa vào tiến độ hoàn thành công việc ở các giai đoạn trước đó.
Tạo nền tảng quản lý tốt
Bạn không nên chỉ phụ thuộc vào mạng xã hội và công nghệ. Trước tiên, bạn cần tạo nền tảng kinh doanh trước với cơ chế làm việc, hệ thống quản lý, hệ thống bán hàng, hệ thống khách hàng… Và tùy thuộc vào từng mảng kinh doanh, bạn nên tập trung vào các chiến lược kinh doanh phù hợp với nền tảng đã xây dựng trước đó.
Huy động vốn đầu tư
Vốn đầu tư là yếu tố quan trọng để bạn khởi nghiệp thuận lợi. Tùy thuộc vào từng loại hình kinh doanh, vốn đầu tư bạn cần huy động là ít hay nhiều. Đây là vấn đề cần cân nhắc cẩn thận, không thể coi nhẹ. Một khi bạn đã thất bại, nợ vốn đầu tư của bạn là trở ngại lớn khiến bạn khó duy trì kinh doanh hơn.
Chú trọng phát triển thương hiệu
Trong nền kinh tế thị trường, thương hiệu chính là thước đo chất lượng sản phẩm. Bạn cần có chiến lược xây dựng thương hiệu ngay khi thành lập kinh doanh, ví dụ như quảng bá tên thương hiệu, logo, slogan, cho khách hàng trải nghiệm sản phẩm miễn phí, tung ra các chương trình khuyến mại…
Tìm liên minh
Thay vì đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Mình sẽ cạnh tranh như thế nào trên thị trường?”, bạn nên đặt câu hỏi: “Mình có đơn độc trong cuộc kinh doanh này không?” Bạn có thể đơn độc vì không có đồng nghiệp, hiệp hội để chia sẻ kinh nghiệm hay giúp đỡ trong quá trình start up. Trường hợp này cũng khác với kinh doanh độc quyền.
Không ngừng học hỏi
Những người thành công luôn không ngừng học hỏi và giới hạn bản thân trong những thử thách và cơ hội mới. Ý tưởng startup của bạn có thể rất có triển vọng, nhưng khó khăn tiềm ẩn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Đó là lý do bạn không bao giờ nên ngừng đặt ra những câu hỏi cho mình, ví dụ như “Tôi phải làm gì để mở rộng mặt hàng này?” hay “Nên làm gì để cải tiến sản phẩm này?”.
Nguyễn Mai – Nguồn: YS
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.