Các mức độ chín của chuối.
Bạn có biết rằng các đặc tính dinh dưỡng của chuối thay đổi theo độ chín của quả? Bạn có thể dễ dàng nhận ra mùi vị của chuối thay đổi theo độ chín, cụ thể, càng chín chuối sẽ càng ngọt. Điều này xảy ra bởi các enzym có trong chuối dần dần phá vỡ tinh bột (một dạng polyme dài của đường nhưng không có vị ngọt). Khi chuối chín, tức là tinh bột trong loại quả này chuyển hóa thành đường đơn, loại đường dễ tiêu hóa hơn. Theo nghiên cứu, lượng vitamin và khoáng chất của chuối sẽ giảm chi chúng chín, đó là lý do vì sao nên giữ chuối trong tủ lạnh và nên ăn trước khi quá chín.
Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã phát hiện một sự thật rất thú vị về chuối là khi chín, loại quả này sản sinh ra nhiều chất chống ôxy hóa và chất chống ung thư hơn. Khi chuối đạt đến độ chín muồi (xuất hiện những đốm đen trên vỏ), loại quả này tạo ra một chất gọi là TNF (Tumor Necrosis Factor), có tác dụng chống lại các tế bào bất thường (tế bào đột biến gây ung thư). Các đốm đen trên vỏ chuối càng xuất hiện nhiều, nồng độ TNF càng tăng lên. Bên cạnh đó, chuối chín cũng có tác dụng thúc đẩy hệ miễn dịch tốt hơn so với khi chúng còn xanh.
Do đó, thời điểm ăn chuối tốt nhất là khi chúng đã chín hoàn toàn. Tuy nhiên, đối với những người bị tiểu đường tuýp 2, hoặc đối với những người muốn tránh tình trạng tăng đột ngột lượng đường trong máu, hãy ăn chuối với các loại bơ hạt (bơ lạc, bợ hạnh nhân…). Sự kết hợp này sẽ giúp tránh tình trạng tăng quá nhanh đường huyết trong máu (chất béo làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu). Ngoài ra, cũng có thể ăn chuối khi còn xanh (mức 3 hoặc 4 trong hình minh họa phía trên).
Nguồn: Theo Healthyfoodteam
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.