Ảnh hưởng của thuốc kháng sinh trong thực phẩm

Ảnh hưởng của thuốc kháng sinh sử dụng cho động vật đối với sức khỏe con người?

Vấn đề chính không phải là lo lắng về việc các loại kháng sinh bị chuyển sang cơ thể bạn hay em bé, mà điều quan trọng là những loại thuốc này sẽ làm tăng khả năng kháng kháng sinh của những loại vi khuẩn thường có trong cơ thể người. Các chuyên gia cảnh báo rằng đã có nhiều loại vi khuẩn không còn phản ứng với kháng sinh nữa.

Cũng như trẻ em uống những loại kháng sinh không cần thiết sẽ làm gia tăng khả năng kháng kháng sinh của một số loại vi khuẩn, việc lạm dụng kháng sinh trong nông nghiệp còn làm xuất hiện những loại vi khuẩn kháng cả những loại kháng sinh thông thường. Lượng kháng sinh càng sử dụng nhiều bao nhiêu, thì càng có nhiều loại vi khuẩn kháng các loại kháng sinh đó bấy nhiêu.

Ngoài ra, nếu sử dụng quá ít kháng sinh (như trường hợp khi thuốc kháng sinh được sử dụng trên động vật khỏe mạnh), sẽ không tiêu diệt hết tất cả các vi khuẩn, số còn sống sót có thể phát triển và sinh sôi thành chủng kháng thuốc.

Một số loại vi khuẩn có thể lây truyền từ người sang người khi xử lý và nấu ăn không tuân theo quy trình nhất định. Chẳng hạn như vi khuẩn trong thịt không được nấu đến nhiệt độ thích hợp trước khi ăn. Và Campylobacter (một loại vi khuẩn có trong ruột gà) có thể lây lan khi làm thịt sống mà không rửa tay sau đó.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC), sau khi Cơ quan quản lý Thuốc và Thực phẩm (FDA) đã duyệt cho việc sử dụng kháng sinh Fluoroquinone ở gà, vi khuẩn kháng Fluoroquinone đã bắt đầu xuất hiện ở con người.

Kháng sinh thậm chí còn tìm được trong rau trồng trên đất được bón phân động vật. Trong một nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, các nhà khoa học của Đại học Minnesota tìm thấy trong ngô, rau cải và khoai tây trồng trên đất bón phân động vật (có chứa kháng sinh sulfamethazine) đồng thời cũng có loại kháng sinh này.

Sulfamethazine cũng thường được sử dụng để điều trị vi khuẩn gây bệnh và thúc đẩy tăng trưởng cho gia cầm, lợn, cừu và gia súc.

Ngoài mối nguy của việc hấp thụ vào cơ thể các vi khuẩn kháng kháng sinh, còn có nỗi lo về việc vi khuẩn kháng thuốc sẽ chuyển các yếu tố di truyền sang cho chủng vi khuẩn khác. Điều này có nghĩa rằng nếu bạn tiêu thụ một lượng vi khuẩn vô hại có mang gen gây ra kháng  kháng sinh, loại gen này có thể chuyển sang một loại vi khuẩn khác nguy hiểm hơn có trong cơ thể, làm cho loại vi khuẩn đó kháng kháng sinh.

Không có cách nào để các nhà nghiên cứu mức độ thường xuyên của chuyện này xảy ra với con người. Tuy nhiên, David Wallinga (một nhà khoa học cấp cao tại Viện Nông nghiệp và Chính sách thương mại – một tổ chức thực phẩm, nông nghiệp và thương mại phi lợi nhuận đặt tại Minneapolis) báo cáo rằng CDC có: “Bằng chứng thuyết phục về việc con người đang nhiễm phải các chứng nhiễm trùng từ các loại vi khuẩn kháng kháng sinh ở tỷ lệ ngày càng tăng cao mà có thể truy tìm được nguyên nhân là từ kháng sinh sử dụng ở động vật“.

Hiệp hội Y khoa Mỹ, Tổ chức Y tế Thế giới, Hiệp hội các nhà khoa học liên quan, Hiệp hội Y tế Công cộng Hoa Kỳ, và trường Cao đẳng Y tế dự phòng Hoa Kỳ đã thể hiện quan điểm chống lại việc sử dụng kháng sinh cho những loài động vật không bị bệnh.

Nếu cắt giảm kháng sinh, liệu vật nuôi có bị những bệnh như lở mồm long móng và “bò điên” hay không?

Câu trả lời là “Không”. Bệnh “bò điên” hoặc lở mồm long móng không phải chỉ được điều trị bằng kháng sinh. Cải thiện điều kiện sống, không sử dụng kháng sinh thường xuyên có thể giúp ngăn chặn những căn bệnh mà vật nuôi có thể mắc phải.

Liệu vật nuôi được nuôi trong “phạm vi miễn trừ” không bị dùng kháng sinh?

Có thể, nhưng không hoàn toàn đảm bảo. Theo FDA, “phạm vi miễn trừ” có nghĩa đơn giản là vật nuôi được tiếp xúc không khí ngoài trời. Người tiêu dùng nào quan tâm về việc đối xử nhân đạo với gia súc sẽ ủng hộ “phạm vi miễn trừ”, mặc dù vẫn còn những tranh cãi về định nghĩa của nó.
Về việc sử dụng kháng sinh, những người đề xướng “phạm vi miễn trừ” cho rằng vật nuôi trong điều kiện ít đông đúc sẽ làm cho việc ăn uống lành mạnh hơn. Họ đề xuất rằng nếu gà được nuôi trong điều kiện quá đông, nó sẽ bị căng thẳng và có nhiều khả năng bị bệnh. Nếu động vật được nuôi trong khu vực “phạm vi miễn trừ” ít bị bệnh hơn, nông dân có thể sẽ không cần phải điều trị chúng bằng kháng sinh dự phòng.

Tuy nhiên, không có tiêu chuẩn nào cho việc dán nhãn “phạm vi miễn trừ” đồng nghĩa với cấm việc sử dụng kháng sinh dự phòng, vì vậy không có nói số lượng thuốc được sử dụng bởi một nhà sản xuất đặc biệt hay không, trừ khi nhãn nói rõ rằng động vật để làm sản phẩm này đã được nuôi mà không sử dụng kháng sinh.

Chẳng hạn như trứng, lượng dinh dưỡng có trong trứng bình thường và trứng ở khu vực miễn trừ là như nhau, mặc dù trứng ở khu vực miễn trừ lại có xu hướng đắt hơn. Nhưng một lần nữa, những người ủng hộ đã chỉ ra động vật nuôi ở khu vực miễn trừ thường khỏe mạnh và ít có khả năng bị sử dụng kháng sinh hơn.

Nếu bạn mua trứng của khu vực miễn trừ, hãy hỏi người bán về nguồn trứng mà họ mua. (Vài nông trại trứng đưa ra thông tin trứng của họ như được là của khu vực miễn trừ, mặc dù họ hoàn toàn nuôi trong nhà, ví dụ vậy). Hợp tác xã lương thực thường theo dõi sát sao nguồn gốc sản phẩm, vì vậy nếu bạn không đảm bảo về loại trứng định mua có phải từ khu vực miễn trừ hay không, hãy tìm đến hợp tác xã lương thực gần nhất.

Vậy thịt và gia cầm hữu cơ thì như thế nào?

Thịt được chứng nhận hữu cơ là loại thịt từ động vật được nuôi mà không dùng kháng sinh, hormone, hoặc bất kỳ loại thuốc/ hóa chất thông thường khác được sử dụng trong nông nghiệp. Hiện nay những sản phẩm này khá dễ để tìm kiếm vì nhu cầu sử dụng đang tăng lên. Bạn có thể tìm thấy ở nhiều cửa hàng thực phẩm tự nhiên, cửa hàng thịt và các siêu thị.

Ngoài ra, ngày càng có nhiều các nhà sản xuất bán sản phẩm thịt hữu cơ bán trực tiếp đến cho người tiêu dùng qua điện thoại, fax hoặc internet. Những nông dân chăn nuôi theo cách cũ, mà không có kháng sinh hoặc các loại thuốc khác, bán thịt cho các xe tải mua tại nông trại.

Trong khi mua thịt và gia cầm hữu cơ, cách để chắc chắn những gì bạn ăn không có hormone hoặc kháng sinh, vài công ty đã đưa ra các nhãn hiệu không được chứng nhận hữu cơ, nhưng không có hormone và kháng sinh.

Hãy nhớ rằng các nhãn “tự nhiên” không đảm bảo được điều gì ngoại trừ việc sản phẩm được xử lý tới mức tối thiểu. Bạn nên tìm kiếm những nhãn hiệu được ghi rõ “không hormone” hoặc “không kháng sinh”.

Nguồn: Theo Health Daily News

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.