Bệnh cảm cúm ở trẻ phòng tránh như thế nào?

Bệnh cảm cúm ở trẻ phòng tránh như thế nào?

Ngoài bệnh viêm mũi dị ứng thì một trong những loại bệnh mà trẻ hay gặp phải đó chính là bệnh cảm cúm. Đây là bệnh mà cứ thay đổi thời tiết thì nhiều trẻ mắc phải.

– Nguyên nhân mắc bệnh cảm cúm là gì?

Bệnh cảm cúm là có nguyên nhân do vi rút gây ra và lây lan qua không khí. Một nguyên nhân khác có thể là do bé tiếp xúc người đang bị bệnh cảm cúm nên virut đã truyền từ người bệnh sang người khác, đặc biệt là người có sức đề kháng kém.

Cúm là bệnh thông thường về đường hô hấp do vi rút. Bệnh này sẽ lây lan qua nước bọt, nước mũi/đờm của người mang bệnh.

– Triệu chứng của bệnh cảm cúm là gì?

Khi bé bị cảm thường có các biểu hiện sau:

Bé sẽ bị nghẹt mũi, khó thở và quấy khóc khi ngủ và ăn bởi bé thấy quá khó chịu.

Bé bị chảy nước mũi, nước mũi có đờm bên trong

Bé bị sốt, thân nhiệt trên 37,5 độ C

Bé bị đau đầu, quấy khóc suốt ngày

Bé bị ho. Họ thường xuyên khi ngủ hoặc khi ăn khiến bé bị đau rát họng

Bé bị sưng họng hoặc mệt mỏi, không muốn chơi mà luôn tỏ ra khó chịu.

Cha mẹ hãy để ý đến bé nhiều hơn nếu như thấy bé có những biểu hiện như trên kèm theo sốt cao. Khi đó, hãy đưa bé đến ngay các cơ sở y tế để khám ngay và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ bởi nếu tình trạng bệnh để lâu dễ bị biến chứng gây nguy hiểm đường hô hấp. Nhiều bậc cha mẹ cho rằng bệnh cảm cúm là bệnh bình thường nên không cần phải chú ý nhiều nhưng chính sự chủ quan của cha mẹ sẽ là liều thuốc độc hại nhất với sức khỏe của con em mình.

– Phòng tránh bệnh cảm cúm như thế nào?

Những ngày thời tiết lạnh hoặc vào thời điểm giao mùa thì mẹ cần phải chú ý giữ thân nhiệt cho trẻ thật tốt. Cần phải giữ ấm cơ thể cho trẻ, đặc biệt là vùng đầu, gáy, ngực,…

Cha mẹ cần phải khuyến khích con em của mình tăng cường luyện tập thể dục thể thao để đảm bảo sức khỏe tốt, tăng sức đề kháng chống lại virut gây bệnh.

Nhà ở, đồ dùng trong nhà phải luôn được vệ sinh sạch sẽ để tránh bụi bẩn, nấm mốc làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ em.

Cần tăng cường cho trẻ bú nhiều sữa mẹ bởi sữa mẹ chính là thức ăn tốt nhất cho trẻ, đặc biệt là trong những tháng đầu đời. Đến khi nào bé đến tuổi ăn dặm thì hãy bổ sung cho bé nhiều chất hoa quả và dinh dưỡng vitamin.

Giấc ngủ của trẻ cũng luôn phải được chú ý để bé có giấc ngủ sâu.

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.