Bệnh còi xương cấp ở trẻ là một bệnh không thể chủ quan được với trẻ em. Bệnh này thường gặp ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, trẻ đẻ non hoặc sinh đôi, sinh ba và có những biến chứng hết sức nguy hiểm nếu như không được chữa trị kịp thời.
Triệu chứng của bệnh còi xương cấp
Đây là một bệnh loạn dưỡng xương có nguyên nhân chủ yếu do rối loạn chuyển hoá calci, phospho và hậu quả của tình trạng thiếu vitamin D.
Căn bệnh này cũng khá phổ biến nên các dấu hiệu, triệu chứng nhận diện nó không quá khó khăn. Triệu chứng của bệnh thể hiện rõ rệt nhất là trẻ ra nhiều mồ hôi trộm ngay cả khi trời mát, trẻ hay bị kích thích, khó ngủ, giật mình ban đêm, trẻ bị rụng tóc sau gáy, hai bên mang tai,…Một số biểu hiện khác như trẻ thở rít, cơn khóc lặng, nôn chớ, nấc khi ăn do hạ canxi máu.
Những triệu chứng này nếu không được kịp thời nhận biết và chữa trị thì bệnh còi xương cấp sẽ làm cản trở sự phát triển thể chất và trí não của trẻ.Thêm vào đó nó sẽ làm rối loạn thần kinh thực vật, khiến cho hệ xương bị tổn thương, mềm xương và khiến cho mức Phosphatase kiềm trong cơ thể trẻ tăng cao. Bên cạnh đó nó còn kèm theo các căn bệnh cấp tính như: viêm phổi, tiêu chảy sẽ khiến cho bệnh càng nặng thêm và gây khó khăn cho việc điều trị.
Bệnh còi xương cấp cần phải phòng bệnh trước
Trẻ em sức đề kháng sẽ rất yếu và hệ miễn dịch của trẻ cũng chưa hoàn thiện. Bởi vậy để phòng bệnh tốt nhất cho trẻ thì cha mẹ hãy nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Cùng với đó là thường xuyên cho trẻ tắm nắng sáng sớm để cơ thể trẻ hấp thu và tổng hợp vitamin D tự nhiên có trong ánh nắng mặt trời. Đến thời kỳ em bé bắt đầu ăn dặm thì mẹ nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày của bé những món ăn bổ dưỡng, giàu vitamin D như lòng đỏ trứng, gan, nấm, rau màu xanh đậm,…để phòng bệnh còi xương cấp cho bé được tốt nhất. Chúc mẹ chăm bé thành công.
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.