Thái giám ra đời từ thời Tây Chu ở Trung Quốc, đây là chức quan chiếm vị trí quan trọng trong triều đình xưa. Thái giám chuyên lo hầu hạ, phục dịch các vị phi tần của vua, lo sắp xếp lịch, ghi chép ngày tháng các phi tần vào hầu hạ vua, để nếu bà phi nào có con sẽ được xác nhận, tránh nhầm lẫn.
|
Hình ảnh các thái giám xưa dưới triều đại phong kiến |
Thời Nguyễn, ở giai đoạn đầu tiên, mỗi triều vua thường có đến 200 thái giám. Thời Khải Định, thái giám thường được triệu đến tấu nhạc, hầu chuyện cho vua nghe, cùng vua đi dạo… Thời vua Thành Thái, số lượng thái giám ở hoàng cung chỉ còn 15 người, đến khi vua Bảo Đại lên ngôi, đã bãi bỏ hoàn toàn việc tuyển thái giám.
Khuôn viên chùa Từ Hiếu – nơi chôn cất các thái giám |
Tuy thế, trải qua nhiều vương triều lịch sử, câu chuyện của những người mang số phận nam không ra nam, nữ không ra nữ lại là nhưng câu chuyện đầy bi kịch đằng sau lớp vàng son nhung lụa. Thái giám thường là những cậu bé được đưa vào cung từ khá sớm, có khi chỉ mới 7 tuổi, sau khi cắt bỏ bộ phận sinh dục nam thì được dạy dỗ các nghi lễ triều đình, sau đó đưa đến phục vụ vua chúa và các phi tần, họ sẽ sống trong cung suốt đời cho đến khi già yếu sẽ nằm chờ chết ở Cung giám viện, phía ngoài hoàng cung mà không có ai chăm sóc.
Về cuối đời, do ý thức được số phận bi thảm của mình, một thái giám tên là Châu Phước Năng đã dành dụm tiền bạc, đồng thời kêu gọi các thái giám khác quyên tiền để sửa sang Thảo Am đường (vốn là nơi tu tại gia của hòa thượng Thích Nhất Định) để tìm nơi chôn cất, hương khói cho chính mình.
Gian chính chùa Từ Hiếu |
Việc này được vua Tự Đức và Thái hậu Từ Dũ chấp nhận, đồng thời cũng quyên góp. Vua Tự Đức đổi tên am thành chùa Từ Hiếu có nghĩa là hiếu thuận. Do đây là ngôi chùa do các thái giám quyên tiền sửa sang và là nơi an nghỉ của họ nên còn có tên dân gian là chùa thái giám.
Khu lăng mộ của chùa được chia làm 3 bậc tương ứng với vai trò và đóng góp khác nhau của các thái giám. Bậc trên cùng là thái giám Châu Phước năng, là người đề xuất và quyên góp nhiều tiền nhất cho chùa nên mộ này cũng to hơn tất cả các ngôi mộ khác. Toàn bộ khu lăng mộ có 25 ngôi mộ, trong đó có 2 ngôi mộ gió (không có thi hài), phần lớn chữ trên bia còn đọc được khá rõ, ghi tên, chức vụ, quê quán và ngày mất của thái giám nằm tại đó.
Một ngôi mộ của thái giám tại khu lăng mộ |
Tam quan của khu lăng mộ khá cao, ở chính giữa cổng là một tấm bia đá ghi lại cuộc đời của các thái giám, trong đó có những câu: “Khi còn sống chúng tôi nương nhờ cửa Phật, mà khi chết thì biết nương nhờ vào đâu? Nhân thấy rằng phía Tây thành có một miếng đất nên lấy gạch xây thành để có nơi thờ cúng về sau, gần với Phật mới là nơi thờ tự lâu dài, bằng hữu ốm đau có nơi chữa bệnh, ai nằm xuống có nơi để mà tống táng…”.
|
Khu lăng mộ của các thái giám dưới triều Nguyễn tại chùa Từ Hiếu |
Ngày nay, khách đến chùa Từ Hiếu vãn cảnh nhưng thường không biết đến sự tồn tại của khu lặng mộ này, hầu hết cảnh vật ở đây đã rêu phong, phủ màu hoang tàn, lạnh lẽo. Chỉ tháng 11 âm lịch hàng năm, chùa mới tổ chức lễ cúng viếng cho các thái giám để an ủi cuộc đời đầy cơ cực của họ.
Vẻ đẹp của thiên đường Bhutan qua ống kính 2 nhiếp ảnh gia Việt
(Khám phá) – Những hình ảnh tuyệt đẹp chụp tại “thiên đường cuối cùng trên mặt đất” Bhutan trong chuyến đi mới nhất của hai nhiếp ảnh gia. |
Khám phá chế độ ăn “khủng” của võ sĩ Sumo Nhật Bản
(Khám phá) – Những võ sĩ Sumo với thân hình to lớn kềnh càng nhưng lại rất dai sức, khỏe mạnh và nhanh nhẹn mỗi khi lên sàn đấu. |
Ca sĩ Phạm Hồng Phước mở bếp chay hút khách Sài Gòn
(Khám phá) – Mặc dù mới khai trương nhưng quán Bếp chay của chàng ca sĩ “Khi người lớn cô đơn” đã thu hút đông đảo thực khách Sài Gòn. |
Nguồn: Huyền Trang/Theo Khỏe & Đẹp
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.