Dưới đây là 15 ảnh động trong thí nghiệm khoa học ẩn chứa những điều thú vị bên trong. Cùng thưởng thức những bức ảnh động và lý giải khoa học thú vị dưới đây.
Đất sét ma thuật xanh
Đã bao giờ bạn sẽ được chơi đùa với loại đất sét biết suy nghĩ“Thinking Putty” chưa? Đó là một loại chất dẻo đặc biệt, có thể rót như một loại chất lỏng hay kết hợp chúng lại thành một khối rắn.
Bạn có thể vo tròn hay kéo dãn chúng một cách tùy ý.
Bạn cũng có thể vo tròn hay kéo dãn chúng một cách tùy ý. Loại đất sét ma thuật cũng giống với loại đất sét biết suy nghĩ “Thinking Putty”, tuy nhiên trong thành phần của chúng có thêm bột oxit sắt.
Và các oxit sắt trong đất làm cho chúng lao theo một thỏi nam châm như một sinh vật sống thực sự.
Khi chơi đùa với loại đất sét này cùng một thỏi nam châm, bạn sẽ có cảm giác như đang chơi đùa cùng một đồ vật có tâm hồn và biết suy nghĩ vậy.
Người đầu tiên có thể chạy trong vòng tròn 360 độ
Để có thể chạy trong vòng tròn như vậy mà không bị ngã, bạn phải đạt được tốc độ thích hợp.
Damian Walter là người đầu tiên có thể chạy trong vòng tròn 360 độ. Để có thể chạy trong vòng tròn như vậy mà không bị ngã, bạn phải đạt được tốc độ thích hợp.
Khi đó, lực ly tâm giúp bạn giữ được thăng bằng trong vòng chạy, và phải chú ý giữ cho vai thẳng cố định với tâm của vòng đua.
Damian có thể hoàn thành vòng chạy trong vòng tròn nếu anh giữ được vận tốc chạy cao nhất là 13,7km/h.
Đệm lượng tử
Thí nghiệm được tiến hành trên một chiếc bàn nam châm và một quả bóng băng xốp được phủ một nửa micromet chất siêu dẫn điện nửa micromet.
Chất siêu dẫn dẫn dòng điện có điện trở bằng không khi hạ nhiệt độ xuống mức thấp nhất.
Trong bức ảnh động này, bởi vì các lớp siêu dẫn xung quanh quả bóng băng là rất mỏng, một số từ trường bị “mắc kẹt” bên trong nó.
Các chất siêu dẫn không thể di chuyển từ trường mà không phá vỡ trạng thái siêu dẫn, vì vậy các từ trường bị mặc kẹt ở đó, làm cho quả bóng bay lơ lửng trên không trung.
Và bởi vì đường băng là một hình tròn với cùng từ trường chạy qua, khiến quả bóng có thể bay xung quanh mà không bao giờ phá bị tung ra ngoài.
Quỹ đạo của Trái đất và sao Kim
Chu kỳ quỹ đạo của Sao Kim quay xung quanh Mặt Trời mất 224,7 ngày Trái Đất.
Ban đầu nó chỉ là một con số ngẫu nhiên, nhưng khi được sắp xếp theo đúng thời gian, các nhà khoa học thấy rằng tỷ số giữa chu kỳ quỹ đạo của Trái Đất và Sao Kim gần với tỷ số 8:13.
Khi chúng ta theo dõi 2 quỹ đạo vào thời điểm đó và vẽ một đường giữa chúng, chúng ta thấy chúng tạo ra một mô hình đối xứng 5 khúc cuộn.
Nếu chúng ta vẽ mỗi điểm khi hai hành tinh thẳng hàng với Mặt Trời và theo hình dung, chúng ta gần như sẽ thấy một ngôi sao 5 cánh hoàn hảo.
Hiệu ứng chậm về lò xo rơi
Khi một lò xo bị kéo dãn, độ căng sẽ kéo nó trở lại theo hướng trạng thái bị phá hỏng. Độ dãn của lò xo hầu hết là đối xứng, do đó, nó kéo cả 2 đầu về phía trung tâm.
Độ dãn của lò xo hầu hết là đối xứng, do đó, nó kéo cả 2 đầu về phía trung tâm.
Khi rơi theo chiều thẳng đứng, đầu dưới cùng rơi xuống, nhưng độ căng lại hoạt động theo hướng ngược lại, vì vậy đầu dưới của lò xo vẫn giữ nguyên vị trí.
Trong khi đó, đầu trên đang rơi với gia tốc G (9,81m/s2) và độ căng của lò xo.
Nó chờ đến khi phần còn lại của lò xo chạm đáy, loại bỏ sự độ căng cái mà không còn tác dụng lực hấp dẫn, rằng lò xo cuối cùng cũng rơi xuống đất.
Quả bông móng tay bị vỡ
Một số cây đã tìm ra cách “sinh sản” đặc biệt, bao gồm cả cây bông móng tay (Impatiens capensis), hay còn được gọi là “Đừng chạm vào em”.
Quả bông móng tay hay còn gọi là quả đừng chạm vào em.
Khi các hạt đủ trưởng thành để bắt đầu sinh ra một thế hệ mới, vỏ quả sẽ diễn ra một phản ứng vận động và nổ, phân tán các hạt ra ngoài môi trường.
Trong một thời gian, các tế bào của vỏ hạt sẽ dự trữ và tích lũy năng lượng cơ học dựa trên mức độ hydrat hóa của chúng.
Khi đó, chỉ cần một tác động nhỏ bất kỳ bên ngoài cũng có thể làm quá tải hệ thống, và các “bức tường” phân cách nhanh chóng cuộn vào thân, chuyển giao năng lượng cho các hạt giống và tung chúng ra ngoài.
Nghiên cứu này từ tạp chí Journal of Experimental Biology khám phá ra cơ chế này hoạt động của chúng.
Quả thông nở
Khi trời tạnh ráo, khô hanh bên ngoài, quả thông sẽ nở ra để phân tán hạt giống xuống đất.
Quả thông là ví dụ phổ biến nhất của một dụng cụ đo độ ẩm.
Khi trời ẩm ướt, có nghĩa đó không phải là một điều kiện thuận lợi, do đó, chúng cụp cánh để bảo vệ hạt giống.
Quả thông là ví dụ phổ biến nhất của một dụng cụ đo độ ẩm, vật thay đổi hình dạng khi độ ẩm thay đổi. Các tế bào bên trong quả thông chết, và các phản ứng kích hoạt là hoàn toàn tự động.
Khi trời khô, một phần nhỏ các lớp ngoài gần gân co lại, kéo toàn bộ vỏ trở lại và mở nó ra. Khi trời là ẩm ướt, độ ẩm làm cho các lớp đó mở rộng để đóng quả thông lại.
In chuyển nước
Đây là một phương pháp nhanh và hiệu quả để “khoác áo mới” cho một vật nào đó.
In chuyển nước hay còn gọi là hydrographics là một phương pháp nhanh và hiệu quả để “khoác áo mới” cho một vật nào đó.
Đầu tiên, tấm phim có họa tiết trang trí được đặt trên bề mặt của một bể nước. Sau một khoảng thời gian ngắn, tấm phim này sẽ bị hòa tan trong nước, lớp sơn sẽ nổi lên trên bề mặt.
Nhúng vật cần trang trí vào bể một cách cẩn thận và di chuyển chính xác các chi tiết của phim.
Sau đó, cần phải làm khô vật trang trí, đảm bảo “bộ cánh” rõ ràng, giống như bất kỳ quá trình in ấn khác.
Hoạt động của kiến
Kiến là một bầy đàn xã hội.
Kiến là một bầy đàn xã hội. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tùy từng trường hợp, kiến sẽ hoạt động như một chất lỏng hoặc chất rắn cùng một lúc.
Bằng cách liên kết với nhau, chúng có thể tạo ra một khối chất rắn duy nhất co dãn đàn hồi trong tự nhiên.
Khi cần phải linh hoạt hơn với môi trường xung quanh, chúng hoạt động như một chất lỏng và dễ dàng vượt qua các chướng ngại vật.
Các thợ lặn đi ngược dưới băng
Những người thợ lặn có thể đi ngược dưới băng miễn là có đủ không khí trong bình.
Khi bọt không khí “rơi xuống”, bạn sẽ nhận ra những thợ lặn đang đi ngược dưới phía của mặt hồ đóng băng.
Điều này trở nên khả thi khi họ thổi phồng thiết bị đựng không khí của họ, để có thể nổi lên được. Một chút điều chỉnh vi cấp, và họ có thể làm giả lực hấp dẫn ngược.
Những người thợ lặn có thể làm điều đó miễn là có đủ không khí trong bình, bởi vì áp lực nước xung quanh đang hỗ trợ toàn bộ cơ thể của họ từ mọi phía.
Dây cao su làm nổ quả dưa hấu
Thí nghiệm khiến cho quả dưa hấu nổ tung thành nhiều mảnh.
Vỏ dưa hấu thường khá dày và cứng. Từ từ cuốn dây cao su quanh quả dưa hấu để tăng áp lực bên ngoài, ép nước bên trong dưa hấu sang hai bên, tăng áp lực đối với những khu vực khác.
Với khoảng 500 dây cao su, sự chênh áp lực bên ngoài và bên trong làm “bức tường ngoài” bị nổ tung.
Và nếu không có thịt dưa hấu ở bên trong, chắc chắn vỏ sẽ dễ bị phá vỡ hơn. Sau khi vỏ đã bị nổ tung, phần bên trong dễ dàng bị đánh bại.
Pha Mặt Trăng
Mặt Trăng xoay một vòng quanh Trái Đất mất khoảng 29,53 ngày. Trong thời gian này nó đi qua nhiều pha.
Từ Trái đất có thể nhìn thấy những phần khác nhau của Mặt Trăng.
Qua từng ngày, Trái Đất có thể nhìn thấy những phần khác nhau của Mặt Trăng. Vào ngày Trăng non, Mặt Trăng ở giữa Trái Đất và Mặt Trời.
Mặt Trời là nguồn ánh sáng chính duy nhật trong Thái Dương Hệ, Mặt Trăng ở trong bóng tối.
Vào cuối chu kỳ này, pha “Trăng tròn”, Mặt Trăng ở phía đối diện của Trái Đất , được chiếu sáng bởi Mặt Trời, và do đó chúng ta thấy toàn bộ Mặt Trăng và luôn luôn ở phía đối diện chúng ta.
Kính vỡ ở 10 triệu khung hình mỗi giây
Thủy tinh là một vật liệu đặc biệt. Nó vô cùng bền. Để làm vỡ một khối lập phương có thể tích 1cm3, bạn cần phải có vật thể nặng 10 tấn.
Thủy tinh là vật liệu đặc biệt và rất là bền.
Không kể, độ bền dãn trung bình của thủy tinh là rất thấp, điều này làm cho nó trở nên “yếu” khi bị một cú đánh nhanh và tập trung bất ngờ.
Các nhà khoa học vẫn chưa khám phá chính xác cách kính tiêu tan trên cấp độ nguyên tử, nhưng ít nhất chúng ta có thể thưởng thức những phân dạng tuyệt đẹp trong khi đang chờ đợi họ khám phá ra.
Chất lỏng phi Newton
Không giống như lỏng thông thường, chất lỏng phi Newton thay đổi hoạt động của chúng dựa trên sự tương tác của bạn với chúng.
Ví dụ, khi một loại chất lỏng phi Newton được đưa vào một môi trường ứng suất cao, giống như một cú đánh nhanh, sẽ làm tăng độ nhớt và dày lên để hoạt động như một chất rắn.
Chất lỏng phi Newton thay đổi hoạt động của chúng dựa trên sự tương tác của bạn với chúng.
Điều này là bởi vì các hạt bên trong chất lỏng phi Newton lớn hơn trong chất lỏng thường nhiều lần.
Khi tiếp xúc với một hành động làm biến dạng nhanh chóng, đơn giản là chúng không có thời gian để di chuyển xung quanh và định hình lại hình thức, vì vậy chúng sẽ “chống cự lại”.
Khi tiếp cận dần dần, các chất lỏng phi Newton sẽ hoạt động mong đợi. Cát lún cũng là một ví dụ tự nhiên của hiện tượng này.
Nhện săn mồi
Hầu hết các loài nhện dành thời gian của chúng đan những chiếc mạng vĩ đại để bẫy những “du khách” kém may mắn.
Thay vì có những phương pháp thụ động, các đấu sĩ nhện đã đảo ngược quá trình này và dẫn đầu một cuộc sống săn bắn khá tích cực.
Khi đã sẵn sàng, các đấu sĩ nhện chờ đợi đến thời điểm hoàn hảo để tấn công con mồi.
Nó cẩn thận dệt tấm lưới hình vuông, đàn hồi, và mặc dù không quá dính, nhưng nó cũng đủ mắc bẫy râu, lông và tóc.
Khi đã sẵn sàng, các đấu sĩ nhện chờ đợi đến thời điểm hoàn hảo. Đôi mắt của nó rất tinh và nó có thể phát hiện ra con mồi trong bóng tối gần. Sau khi đủ gần, nhện sẽ vồ chộp trong khi mở rộng lưới và bẫy côn trùng.