Bộ dạng kinh dị của thằn lằn “quái vật”

Bộ dạng kinh dị của thằn lằn

Thằn lằn Nam Mỹ còn được mệnh danh là “quái vật” Gila Monster. Chúng sinh sống chủ yếu ở vùng sa mạc khô cằn như Arizona của Mỹ và Mexico. Chúng là loài lớn nhất trong họ hàng thằn lằn tại Nam Mỹ và là một trong số những loài thằn lằn độc nhất thế giới.

Chúng có thân hình ngắn, cái đầu to và cơ thể chắc nịch. Cơ thể được cấu tạo bởi lớp gân cứng, rất giống với loài khủng long, tuy nhiên lại khá xa lạ với loài bò sát ngày nay. Chúng có lớp da cứng, tựa dát cườm, có hai màu đen, hồng đan xen, tạo thành hoa văn. Da của chúng có nhiều vòng đẹp mắt, rất ấn tượng.

Sở hữu chiếc lưỡi dài, chẻ đôi, “quái vật” Gila Monster sẽ đớp gọn con mồi trong nháy mắt. Cùng với nọc độc vô cùng lợi hại, khó có con mồi nào thoát khỏi cái chết một khi đã nằm trong miệng “quái vật” Gila. Giống với họ hàng loài bò sát, thức ăn chủ yếu của chúng là côn trùng, hoa quả. Món ăn khá ưa thích của Gila Monster là chuột.

Nhưng “quái vật” Gila Monster còn ăn cả họ hàng thằn lằn. Điều đáng kinh ngạc là một năm “quái vật” Gila Monster chỉ cần ăn 3 – 4 lần là có thể sống khỏe. Bí mật đó nằm trong tuyến nước bọt của chúng. Một hợp chất đặc biệt đã giúp tiêu hóa thức ăn rất chậm.

Trong những năm 1990, tiến sĩ John Eng, nghiên cứu các hoạt chất y tế thuộc Trung tâm Y tế cựu chiến binh Hoa Kỳ (Veterans Affairs Medical Center), đã phát hiện ra hoạt chất exendin-4 có trong nước bọt của thằn lằn Gila Monster. Hoạt chất này tương tự như hoạt chất nội tiết glucagon – like – peptide – 1 có trong bộ máy tiêu hóa của con người, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, nhưng có tác dụng kéo dài hơn.

Điều đó chứng tỏ rằng khả năng trao đổi chất đường của “quái vật” Gili là rất hoàn thiện. Các nhà khoa học đã sản xuất ra loại thuốc có tên Byetta và cho tiến hành các thí nghiệm trên các bệnh nhân tiểu đường type 2 và đạt kết quả đáng kinh ngạc. Chỉ một mũi tiêm trước khi ăn 1 giờ, Byetta có thể điều chỉnh lượng đường trong máu, làm giảm các nguy cơ gây biến chứng của bệnh tiểu đường trong 8 tháng.

Ngoài ra thuốc còn kích thích tuyến tụy gia tăng sản xuất lượng Isulin cần thiết cho việc kiểm soát đường huyết. Hiện nay, hoạt chất này là cứu cánh cho nhiều bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường trên thế giới.

Tuy nhiên, trước sự săn bắt của con người, “quái vật” Gila đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Đây là một thức thách với các nhà bảo tồn động vật hoang dã và y khoa trên thế giới.

 

Theo VTC