Các loại rau củ giúp giảm nguy cơ ung thư


Ngày nay, chế độ ăn uống của chúng ta đang “nghiêng” về phía các loại thực phẩm làm tăng nồng độ axit trong cơ thể.

Thời đại này, chúng ta đang sống trong căng thẳng, thậm chí, các loại thực phẩm chúng ta đang dùng, dù cùng loại, nhưng hàm lượng dinh dưỡng đã không còn giống như 40 năm trước. Chưa kể đến việc nhiều người chọn dùng các sản phẩm bổ sung để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Và điều chúng ta cần phải làm là thay đổi chế độ ăn uống của mình để cân bằng lượng vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

Kết quả nghiên cứu của Tiến sĩ Otto H. Warburg, một nhà khoa học từng đạt giải Nobel, cho thấy quá nhiều axit và thiếu ôxy trong cơ thể là nguyên nhân gốc rễ gây bệnh ung thư. Do đó để giảm nguy cơ này, chúng ta cần giảm nồng độ axit và tăng độ kiềm cho cơ thể. Dưới đây là danh sách 5 thực phẩm có tính kiềm và khoảng gần 50 loại thực phẩm khác có thể giúp kiềm hóa cơ thể:

Kiều mạch


Hạt kiều mạch.

Đây là loại ngũ cốc có thể thay thế cho lúa mì. Kiều mạch có chứa rutin – một nguồn cung năng lượng cho cơ thể và giúp phòng ngừa bệnh tim mạch. Ngoài ra, kiều mạch còn tốt cho những người dễ bị bầm tím và những phụ nữ bị vỡ mao mạch. Kiều mạch là lựa chọn tuyệt vời cho tất cả các bữa ăn trong ngày.

Bắp cải Thụy Sĩ, bắp cải, dưa cải

Những thực phẩm này thường được nhắc đến trong bộ sách Dinh dưỡng của thế kỷ 21. Các loại thực phẩm kể trên giúp kiềm hóa cơ thể và tốt cho cả hai giới. Những thực phẩm này có đặc tính kháng virus, kháng khuẩn và chống lại ung thư. Nhiều người thường đổ bỏ nước luộc các loại rau củ này, tuy nhiên, không nên bỏ nước luộc đi vì nó chứa khá nhiều chất dinh dưỡng mà có thể dùng làm nước súp hoặc uống như nước lọc.

Dưa lưới

Dưa lưới chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như vitamin A, B1, B5, B6, C, E, kali, chất xơ thực vật và axit folic. Sự kết hợp của các chất dinh dưỡng này cung cấp cho chúng ta năng lượng và sức mạnh. Dưa lưới là một loại thuốc làm loãng và chống đông máu tuyệt vời, với tác dụng này, dưa lưới là một chiến binh mạnh mẽ giúp cơ thể giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ.

Hạt lanh và dầu hạt lanh

Hai thực phẩm này rất giàu ligan, giúp ngăn ngừa ung thư vú và ung thư tử cung. Ngoài ra, các thực phẩm kể trên còn chứa một lượng lớn axit béo omega-3, một loại chất béo rất tốt cho việc thanh lọc cơ thể. Hạt lanh và dầu hạt lanh cũng là một loại “thuốc” lý tưởng trị chứng táo bón, ngoài ra cũng có những lợi ích khác như giảm cholesterol và giảm lượng đường trong máu. Bạn có thể chế biến hạt lanh thành các món ăn cho bữa sáng, hoặc thêm vào các loại sinh tố.

Dầu ô liu


Dầu ô liu là một loại chất béo tuyệt vời cho sức khỏe.

Dầu ô liu là một trong những thực phẩm hàng đầu giúp tăng nồng độ kiềm trong cơ thể. Dầu ô liu rất giàu axit béo không bão hòa đơn, ngoài ra còn có chứa chất chống ôxy hóa tuyệt vời là vitamin E. Các chất dinh dưỡng trong dầu ô liu có tác dụng giảm nguy cơ tổn thương và viêm, ngoài ra, còn rất hiệu quả trong việc giảm các cơn bốc hỏa ở phụ nữ mãn kinh. Trong dầu ô liu cũng có chứa một hợp chất tên là polyphenol, giúp chống viêm, giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn, viêm khớp và viêm khớp dạng thấp.

Dưới đây là danh sách những thực phẩm có tính kiềm khác:

Quả bơ
Bông cải xanh
Bắp cải Thụy Sĩ
Bắp cải, dưa cải
Lúa mạch
Cà rốt
Súp lơ
Cần tây
Bí ngòi
Các loại nấm Châu Á như shitake và nấm maitake
Các loại nấm khác như nấm mồng gà ăn được và nấm nút
Các loại rong biển như nori, kombu, wakame
Hẹ
Sung
Hạt lanh và dầu hạt lanh
Dưa chuột
Tỏi
Bưởi
Đậu nành và các sản phẩm đậu nành
Chuối
Mầm đậu tương
Mầm cỏ ba lá
Nho
Đậu xanh
Mật ong
Kiwi
Tỏi tây
Chanh
Rau diếp
Xoài
Hạt kê
Quả ô liu và dầu ô liu
Củ hành
Cam
Đu đủ
Mùi tây

Đậu Hà Lan
Quả dứa
Hạt quinoa
Củ cải
Rau bina
Dâu
Cà chua
Dưa hấu
Lúa tự nhiên
Bí đỏ
Vừng

Cà phê là một thức uống nên hạn chế vì làm tăng nồng độ axit trong cơ thể và tăng nguy cơ loãng xương.

Ngày nay, chế độ dinh dưỡng của chúng ta đang “nghiêng” về các thực phẩm làm tăng mức độ axit trong cơ thể. Như đã nói ở trên, quá nhiều axit và CO2 trong cơ thể chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến ung thư. 5 loại thực phẩm gây tình trạng thừa axit phổ biến nhất là thực phẩm chế biến, ngũ cốc có chứa đường tinh luyện, cà phê, rượu và các chất làm ngọt nhân tạo.

Các chất làm ngọt nhân tạo thường được thêm vào nhiều loại đồ uống và thực phẩm có nhãn “Không đường”. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không đúng sự thật. Ngoài các thực phẩm, hút thuốc cũng là một thói quen gây tình trạng thừa axit trong cơ thể.

Một số thực phẩm nên hạn chế:

Protein: Hầu hết các phản ứng có tính axit trong cơ thể thường do các protein có nguồn gốc từ động vật gây ra. Mỗi 10g protein bạn tiêu thụ, cơ thể sẽ mất đi khoảng 100mg canxi thông qua nước tiểu. Do đó, hãy cẩn trọng khi dùng các thực phẩm chứa nhiều protein động vật.

Nước giải khát có ga: Các loại thức uống hấp dẫn này chứa nhiều phốt pho, khoáng chất này kích thích đào thải một lượng lớn canxi ra khỏi cơ thể.

Cà phê: Không nên uống quá 3 ly cà phê mỗi ngày vì loại thức uống này cũng làm tăng nồng độ axit trong cơ thể. Một số thống kê cho thấy rằng, thường xuyên uống quá nhiều cà phê có thể làm tăng nguy cơ bệnh loãng xương đến 82%.

Thực phẩm tinh chế: Bánh mì trắng, bánh ngọt và bánh kem cũng làm tăng nồng độ axit trong cơ thể và đẩy nhanh quá trình thải canxi.

Ngoài ra, các thực phẩm như trà đen và thức ăn giàu chất béo cũng gây tăng axit trong cơ thể.

Nguồn: Theo Healthyfoodhouse

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.