Các món finger food tuyệt vời cho bé

Những ý tưởng cho món finger food

Trẻ em là một thực thể đầy sự đòi hỏi. Chúng luôn khăng khăng đòi mặc bộ đồ ngủ màu tím đến siêu thị, hay có thể òa khóc khi bạn cắt ngang lát sandwich, thay vì cắt xéo. Không có gì đáng ngạc nhiên, hầu hết trẻ em đều là những thực khách khó tính. Chúng từ chối mọi thứ không phải là bơ đậu phộng và thạch rau câu hoặc mì ống và phô mai, đặc biệt, trẻ con thường tránh các loại rau như tránh bệnh dịch hạch.

Mặc dù bạn muốn con bạn ăn uống lành mạnh, cũng đừng tạo ra cuộc chiến với chúng, Joan Carter (một chuyên gia dinh dưỡng và huấn luyện nhi khoa với Trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng trẻ em tại trường Đại học Y Baylor ở Houston, Texas) khuyên. Bà cho biết: “Chúng tôi biết rằng cha mẹ lo lắng về chế độ dinh dưỡng cho con là một điều rất bình thường và tự nhiên, nhưng việc lựa chon ăn món gì là quyền quyết định của các cháu.”

Hãy nhớ rằng con của bạn có vị giác nhạy cảm hơn bạn nhiều. Cả khi bé từ chối ăn cà rốt hay bông cải xanh ngay lần đầu tiên bạn cho chúng ăn, hãy tiếp tục cố gắng.

Carter giải thích: “Thức ăn mới có thể mất đến 20 lần tiếp xúc trướcc khi bé có thể thử một miếng.” Bạn có thể trình bày những món ăn bổ dưỡng theo cách mà ngay cả bé kén ăn nhất cũng bị thu hút, chỉ cần sử dụng một chút sáng tạo mà thôi.

Finger food làm bữa ăn vui nhộn

Finger food là loại thức ăn có kích thước phù hợp với miệng và bụng bé. Chúng làm bé cảm thấy dễ dàng để tự ăn, và nó giúp các món ăn lành mạnh trở nên ngon miệng hơn. Dưới đây là một vài ý tưởng để làm những món finger food hấp dẫn và bổ dưỡng cho bé:

  • Một đĩa trái cây tươi: Cắt một trái cam, một quả chuối, một trái táo và thái vài quả nhỏ thành 4 phần. Màu sắc sinh động sẽ thu hút trẻ em, và những loại trái cây chứa đầy những vitamin cần thiết cho trẻ.

  • Nhúng trái cây và rau: Nếu bé hoàn toàn ghét trái cây và rau xanh, hãy thử nhúng táo vào caramel hoặc chuối vào siro socola. Nấu cà rốt hoặc một ít đường nâu để làm chúng có vị ngọt. Các loại trái cây và rau đóng gói sẽ làm con bạn tiêu thụ nhiều đường hơn.
  • Làm đông trái cây: Một cách khác để làm trái cây hấp dẫn hơn là làm đông. Cắt dây, thơm và táo thành những miếng nhỏ. Bỏ chúng vào ly giấy và rưới thêm nước cam. Đặt thêm vào đó một cái que Popsicle và làm đông. Bạn có thể cho bé ăn những que kem này ở trạng thái đông hoặc rã đông một phần.
  • Tạo ra một khuôn mặt cười vui vẻ: Rải bơ đậu phộng hoặc phô mai lên bánh mì, và để cho bé sử dụng nho khô, vụn socola hoặc những món ăn dạng nhỏ khác để tạo ra một khuôn mặt cười. Món ăn sẽ vui nhộn hơn để ăn khi trẻ được tự tay mình làm.
  • Ngũ cốc: Tất cả các bé đều thích Cheerios và những món ngũ cốc khác như một bữa ăn nhẹ hoặc khai vị (giữ cho chúng vui vẻ khi trong khi bạn làm bữa tối hay bữa trưa.)
  • Gói thức ăn lại: Làm nóng bánh mì bắp tortilla bằng lò vi sóng trong vòng 10 đến 20 giây. Rắc bơ đậu phộng và chuối xắt nhỏ. Cuốn nó lại thành một gói, hoặc sử dụng bánh tortilla để làm thành một chiếc quesadilla. Cho 2 muỗng canh bơ vào một nửa của tortilla. Rắc một muỗng cà phê cà rốt của cà rốt hoặc cải xanh luộc cắt nhỏ. Bạn cũng có thể thêm vào một muỗng canh thịt gà hoặc bò, rồi gấp bánh tortilla thành một nửa và quay trong lò vi sóng khoảng 30 giây. Khi bánh quesadilla nguội, cắt bánh thành hình cái nêm.
  • Kiến trên một khúc gỗ: Những loại bánh kẹo xâu chúng ta yêu thích khi nhỏ vẫn còn phổ biến hiện nay. Rải bơ đậu phộng hoặc kem phô mai lên một mảnh cần tay và rắc thêm nho khô, hoặc cắt một quả chuối và thêm một ít bơ đậu phộng, rồi thêm một lát nho ở phần đầu. Rồi đó! Bạn đã tạo ra một con sâu bướm.

Con của bạn nên ăn bao nhiêu?

Một hướng dẫn tốt về lượng ăn dành cho trẻ em 6 tuổi trở xuống là một muỗng canh thịt, rau hoặc trái cây mỗi năm. Dĩ nhiên, bé có thể ăn nhiều hơn hoặc ít hơn tùy vào kích thước và sự thèm ăn.

Không bao giờ bắt bé ăn sạch đĩa. Trẻ nhỏ hiểu rõ lượng thức ăn mà mình cần nạp vào. Ép chúng ăn có thể dẫn đến việc ăn quá nhiều sau này.

Tránh mắc nghẹn và dị ứng

Khi chuẩn bị finger food, hãy làm theo những lời khuyên an toàn sau:

  • Hãy xem xét kỹ những món có thể gây nghẹn như là các loại hạt, cà rốt sống và kẹo cứng. Cắt nhỏ  thành bốn phần và xúc xích thành những thanh dài. Nấu cà rốt và những loại rau quả cứng khác cho tới khi chúng mềm. Cắt táo và những trái cây cứng khác thành những miếng có kích thước vừa miệng.
  • Khi cho bé ăn món mới, đặc biệt là những món như trứng, sò ốc, và các loại hạt (những thứ có thể gây ra dị ứng), hãy chờ 24 giờ trước khi cho bé ăn lần thứ hai. Nếu bé bị dị ứng, như là khò khè hoặc nổi mẩn, hãy gọi bác sĩ ngay lập tức.
  • Những năm đầu đời là khoảng thời gian bé bắt đầu thể hiện cá tính và sự độc lập. Bé sẽ học những thứ mình thích và không thích, đặc biệt là về thức ăn. Nếu bé không ăn món gì, đừng ép. Nhiệm vụ của bạn là đặt thức ăn lành mạnh vào đĩa của bé, và nhiệm vụ của bé là ăn. Hãy cho bé những loại thức ăn bé thích, hãy sáng tạo, và bé cuối cùng sẽ học cách để tự mình chọn món ăn phù hợp với bản thân.

Nguồn: Theo Babyzone

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.