Các nguyên nhân gây khó tiểu không thể chủ quan

Các nguyên nhân gây khó tiểu không thể chủ quan
Hiện tượng khó tiểu khiến nhiều người cảm thấy đau rát hoặc buốt khi đi tiểu. Đây cũng là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI).
Tình trạng này xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn so với nam giới, đặc biệt ở người trẻ tuổi nếu quan hệ tình dục nhiều. Tuy nhiên, đàn ông lớn tuổi cũng có nhiều khả năng mắc chứng khó tiểu do các vấn đề về tuyến tiền liệt. Dưới đây là một vài lý do gây khó tiểu mà bạn nên biết.
Uống ít nước
Không uống đủ nước hoặc chất lỏng là một trong những lý do chính gây khó tiểu. Nước chiếm khoảng 75% trọng lượng cơ thể ở trẻ sơ sinh và 55% ở người lớn, đủ lượng lượng nước cần thiết mới có thể duy trì trạng thái cân bằng và các hoạt động của cơ thể. Ở tuổi trưởng thành, nữ giới cần khoảng 2,7 lít nước mỗi ngày, nam giới cần 3,7 lít nước. 
Các nguyên nhân gây khó tiểu không thể chủ quan
Nhiễm giun kim pinworms
Giun kim pinworms có thể gây viêm vùng chậu hoặc đường tiết niệu. Khi điều trị cho một bệnh nhân ở Hy Lạp với các triệu chứng tiểu đêm, khó tiểu và đau lưng, các bác sĩ đã lấy ra một con giun pinworms sống trong vùng tuyến tiền liệt của người này.
Tuy nhiên, một nghiên cứu khác ở Thổ Nhĩ Kỳ không phát hiện mối liên quan đáng kể giữa pinworms với chứng khó tiểu. Thay vào đó, họ phát hiện các bé gái nhiễm giun kim sẽ có tỷ lệ đái dầm và đi tiểu đêm thường xuyên. Nhiễm loại giun này có thể gây hại cho đường tiết niệu.
Thuốc
Thuốc chống loạn thần kinh, thuốc chống trầm cảm…. có thể gây rắc rối cho việc đi tiểu.
Hội chứng niệu đạo
Đây là hội chứng tập hợp các triệu chứng liên quan đến đường tiết niệu, bao gồm khó đi tiểu. Nhưng hội chứng niệu đạo sẽ gây khó tiểu do chấn thương, sự thu hẹp bất thường của niệu đạo do sử dụng băng vệ sinh hoặc tampon và các hoạt động tình dục. 
Các nguyên nhân khác 
– Ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh, giảm estrogen có thể dẫn đến hiện tượng rối loạn chức năng đường tiểu, gây khó tiểu
– Niệu đạo chấn thương do quan hệ tình dục
– Nhạy cảm với các loại kem, thuốc xịt, xà phòng hoặc giấy vệ sinh
– Phẫu thuật niệu đạo
– Các hoạt động thể chất mạnh như cưỡi ngựa hoặc đi xe đạp
– Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI)
– Nhiễm nấm âm đạo
– Viêm bàng quang
– Sỏi thận 
Khi gặp chứng khó tiểu, bạn không nên quá lo lắng. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và có liệu trình điều trị tốt nhất.
Hải Đăng – (Dịch theo THS)

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.