Đa số mọi người theo phản xạ tự nhiên sẽ đưa tay lên dụi để giảm khó chịu, sai lầm hoàn toàn đấy nhé!
-
1
Tránh xa cách xử lý sai lầm
Thông thường, đa số mọi người theo phản xạ tự nhiên sẽ đưa tay lên dụi để giảm khó chịu và mau chóng lấy được bụi ra. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, đây chính là cách làm sai lầm và dễ gây tổn thương cho mắt nhất.
Lý do là vì khi rơi vào mắt, bụi có khả năng chà sát tròng mắt bên trong gây các vết xước nhỏ. Việc dùng tay dụi sẽ thúc đẩy nhanh và mạnh hơn quá trình nguy hiểm này. Nhiều trường hợp may mắn thì tròng mắt chỉ ửng đỏ lên do bị kích ứng nhưng có những bạn quá mạnh tay hoặc gặp phải bụi, vật cứng to thì có thể còn bị rách võng mạc dẫn đến mù lòa.
Việc căng mắt ra để thổi cũng không đúng, vì bản thân trong không khí và nước bọt của người thổi cũng có chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại. Nó có thể xâm nhập vào mắt và gây ra viêm nhiễm.
-
2
Phải xử lý như thế nào?
– Mẹo đơn giản nhất lúc này là lợi dụng nước mắt. Ngay khi bị bụi rơi vào, hãy nhắm mắt lại và dùng tay di nhẹ mi mắt. Cách làm này sẽ kích thích tuyến lệ hoạt động mạnh hơn, nước mắt tiết ra nhanh và nhiều hơn giúp cuốn trôi bụi.
– Lấy một chậu nước tinh khiết ở nhiệt độ ấm. Chú ý không nên dùng nước nóng vì dễ gây bỏng võng mạc. Nếu có thể hãy sử dụng nước đóng chai cho đảm bảo còn không thì hãy xả vòi nước một lúc để cặn bẩn trôi hết, rửa sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn. Tiếp đó, ngâm mắt bị bụi vào chậu nước trong khoảng 10 – 20 giây, vừa ngâm vừa chớp chớp mắt để loại bỏ tất cả các hạt
-
3
Chú ý:
– Nếu bạn đeo kính áp tròng, hãy tháo nó ra ngay khi bị bụi rơi vào mắt.
– Nhờ một người thân giúp đỡ chuẩn bị các bước lấy nước vì việc cố căng mắt ra có thể khiến bụi đi sâu vào trong hoặc di chuyển, cọ vào tròng mắt.
– Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng mắt trong 48 giờ sau khi cát, bụi được lấy ra vì khi có vật lạ tiếp xúc với mắt, nguy cơ bị nhiễm trùng sẽ xuất hiện. Những dấu hiệu của nhiễm trùng bao gồm đỏ mắt, sưng tấy, mắt đau hoặc khó chịu và chảy nước mắt.
– Không cố gắng lấy bụi ra bằng mọi cách. Nếu cảm thấy bụi không trôi ra hoặc mắt có dấu hiệu lạ, hãy mau chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.