Một dáng vẻ bên ngoài tươi tỉnh thường biểu thị cho sức khỏe ổn định. Thế nên, khi sức khỏe có vấn đề, người ta có thể phát hiện nó thông qua những dấu hiệu trên cơ thể.
-
1
Nếp nhăn
Dấu hiệu lão hóa này xuất hiện khi bạn già đi. Dù mọi người sẽ phải trải qua tình trạng này, nó có thể là dấu hiệu của chứng loãng xương. Các cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy mối liên hệ giữa nếp nhăn và sức khỏe xương, đặc biệt ở phụ nữ trong giai đoạn đầu của thời kỳ mãn kinh. Nếp nhăn càng tồi tệ, rủi ro giảm mật độ xương như một dấu hiệu của chứng loãng xương càng tăng. Dù phần lớn nếp nhăn gia tăng do tuổi tác, sự nghiêm trọng của nếp nhăn chịu ảnh hưởng của việc tiếp xúc với thuốc lá và ánh nắng mặt trời.
-
2
Sưng chân
Nhiều yếu tố có thể dẫn đến việc sưng mắt cá chân. Ngoài bong gân, vết thương hoặc nhiễm trùng, tình trạng giữ nước ở phần dưới cơ thể có thể do tác động của việc mang thai, béo phì hoặc hấp thu một số loại thuốc nhất định. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng này có thể cũng là dấu hiệu của sự tổn thương chức năng bơm máu của tim.
-
3
Màu móng
Nên chú ý đến tình trạng móng tay và móng chân của bạn, để xem nó có bị tái nhợt, chuyển sang màu vàng, nâu, xanh, có đốm hoặc đường rãnh hay không. Đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh nghiêm trọng như thiếu máu, các vấn đề về tim, tiểu đường, bệnh gan và thiếu dinh dưỡng.
Màu vàng của móng có thể báo hiệu các bệnh về hô hấp như viêm phế quản mãn tính, rối loạn tuyến giáp, phù bạch huyết (sưng bàn tay). Trong hội chứng móng vàng, móng dày lên và chậm phát triển, khiến màu sắc thay đổi.
Những thay đổi bất thường về da hoặc màu móng là dấu hiệu cần lưu ý đặc biệt về sức khỏe
-
4
Tay và chân to
Nên chú ý đến kích cỡ bàn tay và bàn chân để xem chúng có cân đối hay không. Nếu kích cỡ lớn hơn bình thường, đây có thể là dấu hiệu rõ ràng nhất của bệnh to cực – một sự rối loạn hormone xảy ra ở người trưởng thành do tuyến yên tiết ra quá nhiều hormone tăng trưởng.
Theo các nhà nghiên cứu, đây là tình trạng hiếm gặp và những thay đổi trong xương và mô mềm thường diễn ra chậm chạp, vì thế người bệnh thường không chú ý đến những rối loạn hormone trong cơ thể.
-
5
Mặt đỏ
Những người bị tình trạng mặt đỏ, dù không phải do cảm giác thẹn thùng, mắc cỡ hay vừa tiến hành phẫu thuật mặt, có thể đang có những triệu chứng của bệnh mũi đỏ, thường xuất hiện cùng với mụn trứng cá. Màu đỏ xuất hiện do tác động của tình trạng các mạch máu phì đại xung quanh mặt.
Nếu không được chữa trị, chúng có thể hình thành những u sưng và làm cho mũi tròn hơn, giống như đính quả cà chua trên mặt.
-
6
Da sẫm
Tình trạng này thường xuất hiện quanh phần sau cổ và khó xóa bằng bàn chải hay kem tẩy. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh gai đen – chứng bệnh khiến da sẫm và dày hơn, thậm chí giống như những nếp gấp vải nhung dọc cơ thể. Những người bị bệnh này là người kháng insulin, bị tiểu đường, béo phì hoặc ung thư.